Để phát huy rượu thuốc cổ truyền
Rượu thuốc từ động vật. |
Thế nào là rượu thuốc?
Rượu thuốc là dạng rượu trong Đông y bên cạnh các cao đơn, hoàn tán… dược liệu được chiết rút trong dung môi rượu. Nó phải tôn trọng các quy định trong dược điển.
Rượu thuốc chỉ dùng khi có bệnh cần đến tác dụng của rượu do thầy thuốc chỉ định, với những hướng dẫn cần thiết.
Thuốc để ngâm rượu
Công thức được xây dựng trên cơ sở lý luận của Đông y. Bản thảo cương mục có khoảng 70 bài, nay có sách đã tập hợp được khoảng trên 300 bài trong 12 nhóm tính năng công dụng chữa bệnh. Các công thức này nói chung đã giải quyết các vấn đề an toàn và hiệu lực theo Đông y dược cổ truyền, tránh tương kỵ bào chế và dược lý, sẽ được sử dụng theo “thượng chứng hạ bài”, hoặc được thầy thuốc thông qua biện chứng luận trị ra đơn gia giảm tùy trường hợp cụ thể, đặng cho ta 1 công thức thuốc rượu thích hợp từng người bệnh. Dược liệu có thể là thực vật, động vật, khoáng vật. Thông dụng và an toàn nhất là thực vật. Nhóm động vật vô cùng phức tạp, đòi hỏi sự thận trọng từ lúc ra đơn đến lúc có thành phẩm và chỉ định cho bệnh nhân. Các vị thuốc đã được bào chế thành thuốc chính đúng quy cách của Đông y, đảm bảo an toàn và có hiệu lực. Số lượng được tinh giản tối ưu quan tâm đến tỷ lệ khí, vị.
Nên ngâm theo thứ tự với từng vị vào bình ngâm theo thời gian và số lần chắt lọc lột bỏ đầu tiên xuống đáy bình, thuốc quý để ngâm riêng như: cao sâm, nhung.
Rượu để ngâm thuốc
Y văn cổ truyền dùng rượu gạo, không hướng dẫn dùng sắn, ngô, khoai.
Dùng rượu quốc doanh (đã được khử độc) hoặc rượu tự nấu nhưng chỉ lấy phần giữa (tránh nước đầu, nước cuối) để hạn chế chất độc… Để tiện lợi cho sức khỏe thì mua rượu nếp mới, lúa mới, chính hiệu tránh rượu giả.
Rượu công nghiệp sản xuất: 2 khâu đường hóa và lên men rượu được tách riêng ra và do sự lựa chọn cẩn thận chủng vi sinh vật tạo các điều kiện tối ưu nên hiệu suất cao.
Rượu tư nhân nấu: không bao giờ đạt được tiêu chuẩn quy định vì hệ thống cất lọc quá thô sơ. Ngoài ra còn tùy thuộc vào lương tâm người sản xuất, có khi cho cả thuốc trừ sâu để cho sủi tăm. Rất độc.
Cồn pha chế rượu uống là cồn sản xuất được chưng cất tinh chế, loại bỏ gần hết tạp chất có hại và ở hàm lượng thấp ở mức cho phép so với chuẩn. Các nhà máy rượu thường dự trữ cồn loại này để khi cần thì pha chế thành rượu.
Cồn tuyệt tối: chỉ được dùng làm dung môi trong các phòng thí nghiệm. Không nên pha loãng để hạ độ cồn mà uống. Trong thực tế đã có một số người nghiện, hoặc nghĩ rằng ngâm các loại cồn 900 để rút được hết chất của thuốc, đã dẫn đến những tai biến tức thời và lâu dài.
Độc tính của rượu thuốc: dùng thuốc dạng rượu, người uống sẽ phải chịu phần nào độc tính của rượu ngâm thuốc với phương châm lợi nhiều hại ít. Độc tính của rượu nói chung phụ thuộc vào độ cồn và quá trình chế biến rượu, độ rượu càng cao, càng độc. Rượu được chế biến đúng quy cách loại được các chất độc (aldehyt, furfurol), sẽ an toàn hơn nên dùng rượu có độ cồn thấp nhất có thể được (250) trừ khi cần thiết (ví dụ dùng phủ tạng động vật phải trên 30 - 400 cồn). Cần đặt vấn đề nghiên cứu kinh nghiệm gia truyền chế biến rượu thuốc nguồn gốc động vật không cần độ cồn cao (như rượu thuốc tắc kè của đồng bào vùng biên giới phía Bắc).
Cách dùng rượu thuốc
Thường nên dùng ngày 2 lần vào 2 bữa ăn chính (trưa, chiều), mỗi lần 1 chén con khoảng 20 - 30ml (bằng 2 muỗng canh).
Ngày xưa thường dùng chén hạt mít (chén nhỏ bằng 30ml). Đây là liều tối đa an toàn thu được trong thực nghiệm ở phòng thí nghiệm và trong thử nghiệm lâm sàng rượu thuốc.
Nên đóng chai vừa đủ cho 1 liệu trình điều trị, để tránh dùng nhiều có hại, gây nghiện và bỏ đi thì lãng phí. Ví dụ cho thấp khớp 10 ngày với chai 500ml dùng 10 ngày là hết (25ml x 2 lần ngày).
BS. PHÓ ĐỨC THUẦN
nguồn: http://lamkieu.com.vn