Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Rượu Kim Sơn

Vừa mở nút chai ra là ta đã cảm nhận được ngay cái đặc biệt hấp dẫn của hương nếp mới ngọt ngào, lan tỏa khắp phòng.


Cánh mũi bỗng như mở rộng, phập phồng để tận hưởng cái nồng nàn, dịu mát và đầy quyến rũ của hương đồng gió nội. Cùng chung vui, ta nâng chén lên, rượu lung linh, trong trẻo kề sát môi mềm, bốn mươi độ mà cứ dịu êm thơm thảo. Cái vị cay cay, tê tê nơi đầu lưỡi rồi râm ran cả vòm miệng làm ta có cảm giác lâng lâng, ngất ngây và bay bổng. Tửu lượng đã khá, tuy say sưa nhưng đầu không bị đau nhức, choáng váng. Chất men thơm cứ quấn quýt, nồng nàn lôi kéo ta vào cuộc. Tất cả những hương vị mà ta cảm nhận được như vậy chỉ thấy biểu hiện rõ nhất ở rượu Kim Sơn-một huyện miền biển Đông Nam của tỉnh Ninh Bình.

Nhiều người sành rượu còn cho rằng rượu ở đây ngon nổi tiếng chẳng kém gì rượu Làng Vân (Bắc Ninh) và nhiều nơi khác. Rượu Kim Sơn có những sắc thái và hương vị rất riêng của một vùng đất và nước, áp biển bao la ngày đêm luôn luôn được vỗ về, bồi lắng bởi phù sa màu mỡ của sông Hồng. Lúa nếp ở đây được hưởng cái màu mỡ, tươi mát do thiên nhiên ban tặng, nên hạt gạo cứ đầy đặn, óng chuốt, thơm lừng hợp với nguồn nước ngầm trong vắt, góp phần tạo nên chén rượu, bát cơm thơm ngon đến lạ lùng của đất Kim Sơn.

Nhưng để có rượu ngon đặc biệt với hương vị độc đáo không chỉ có vậy mà quan trọng hơn cần có những chủ nhân yêu nghề và khéo tay nấu rượu, bán rượu. Những cô gái Phát Diệm (thị trấn Kim Sơn) lại có làn da trắng ngần, mịn màng, đặc biệt đôi mắt huyền hao hao mắt Đức Mẹ, thẳm sâu mơ màng hút hồn viễn khách. Trong số họ có những người đi bán rượu rong khắp nơi. Tiếng mời chào của họ cũng nồng đượm ngọt ngào như rượu, ngân nga như chuông và chẳng hiểu từ bao giờ nơi đây người ta hay đọc lại câu ca thoảng nghe như lời thề "thủy chung với… rượu":

Còn trời, còn nước, còn non

Còn cô bán rượu anh còn say sưa!

Vốn chất phác, cần mẫn và khéo tay lại có bề dày kinh nghiệm truyền thống nghề nghiệp, dân cả vùng Kim Sơn từ xưa đã biết nấu rượu, nuôi lợn để thoát nghèo. Đã có một thời lương thực thiếu thốn, nghề nấu rượu bị cấm đoán, hạn chế để tập trung gạo cho những công việc quan trọng hơn. Khoảng hơn chục năm trở lại đây, nghề nấu rượu, nuôi lợn ở đây được phát triển mạnh bởi nguồn lương thực khá dồi dào, Nhà nước lại có chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chăn nuôi, nấu rượu xuất ra ngoài huyện ở Kim Sơn trở nên một nghề hấp dẫn, thu hút hàng trăm hộ dân, hàng ngàn lao động.
Tiêu biểu nhất, đặc sắc và nổi tiếng nhất vẫn là rượu của Lai Thành-một xã cực Nam của huyện Kim Sơn. Tiếp giáp với dãy núi Điền Hộ (Nga Sơn-Thanh Hóa), ở đây có nhiều gia đình hành nghề nấu rượu liên tục hàng chục năm. Qua năm, sáu thế hệ họ biết rõ và thực hiện rất đúng quy trình, kỹ thuật chưng cất rượu. Họ sành điệu trong công việc chọn lựa sử dụng gạo, nguồn nước và loại men với những bí quyết gia truyền, tạo ra được những mẻ rượu có chất lượng cao như ý.
Ngoài ra vật dụng cũng góp phần không nhỏ để rượu không bị nhiễm sắt, nhiễm phèn, nhiễm mặn, vệ sinh nghiêm ngặt, bảo đảm độ tinh khiết của rượu.

Ở Ninh Bình hầu như xã, phường, thị trấn nào cũng có người nấu rượu, làm dịch vụ, nhưng khi có công to, việc lớn, quan trọng và có khách sành điệu thì hầu hết cứ phải kiếm bằng được rượu Kim Sơn chính hãng mới toại nguyện. Có nhiều người mua rượu dự trữ sẵn trong can để đề phòng lúc nhỡ nhàng. Ngay việc ngâm rượu thuốc người ta cũng thường kén rượu Kim Sơn mới yên tâm. Rượu Kim Sơn không chỉ được nhân dân cả tỉnh tín nhiệm mà tiếng tăm của nó còn được khẳng định cả vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng Duyên Hải. Xưa nay rượu Kim Sơn còn theo người đi khắp đất nước và ra cả nước ngoài. Từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đến Viêng Chăn, Bắc Kinh, Tô-ki-ô, Matxcơva, Pari, Oasinhtơn… đều có rượu Kim Sơn lưu hành. Nhiều du khách mua về làm quà tặng nhau thứ rượu trắng trong suốt, hơi lắc đã sủi nhiều tăm thường được dân bản địa đựng trong chai nút lá chuối khô, đó là rượu Kim Sơn.

Có thể nói rượu Kim Sơn đã góp phần làm hấp dẫn thêm cái thú ẩm thực nhiều món đặc sản nổi tiếng của nơi sản sinh ra nó đó là món gỏi tôm, gỏi cá nhệch, cua bể luộc, chả rươi, tôm sú… Và đến lượt mình những đặc sản trên lại là người bạn thân cận, đồng hành và làm tôn vinh rượu Kim Sơn.

                                                                                                                         Vũ Văn Lâu
                                                                                                          nguồn: http://www.amthuc365.vn




Hiện nay trên thị trường Hà Nội trôi nổi rất nhiều rượu gán mác KIM Sơn nhưng thực chất là rượu lậu pha cồn, hoặc là rượu khác

Nhưng thực chất trên địa bàn HÀ NỘI Hiện nay để tìm mua rượu nếp chuẩn KIm Sơn rất khó, Thường thì các bác hay gửi bạn bè quê chính gốc KIM SƠN NINH BÌNH mua giúp mới mua được rượu ngon.Nhưng không phải ai cũng có bạn ở KIM SƠN để gửi

Dịp tết sắp đến bác nào cũng chuẩn bị ít rượu ngon trong nhà ăn tết. Những bác sành rượu thường mua trước, để sau 1 tháng để trong nhà mang ra uống thì rượu sẽ rất thơm và êm. Bác nào có điều kiện hơn thì hạ thổ Khoảng 1 năm mang lên uống thì mĩ mãn rùi.
Nhưng không phải ai cũng có bạn ở KIM SƠN để gửi.
Hiện tại em đang làm việc và học tập tại Hà Nội
Quê em chính gốc Kim Sơn NINH BÌNH, bạn bè thường gửi mua vào những dịp liên hoan, hoặc mua về biếu bố ngâm rượu thuốc.





_Nếu bác nào có nhu cầu thì pm cho em nhé! 097.8890.768( VŨ OAI) ( Rượu Đảm bảo 100% vì nhà em chuyên nấu rượu)
_Địa chỉ:  Kiều Mai, Từ Liêm, Hà Nội

_Nhà Em chủ yếu có rượu 45 độ Giá: 40k/ l( vì là rượu nhà nấu nên các bác yên tâm về chất lượng và giá cả)
Địa chỉ:  Đình Quán, Từ Liêm, Hà Nội
_Nếu các bác nào Muốn Mua Rượu  có độ nhẹ (hoặc nặng để ngâm thì đặt trước 2 ngày vì em lấy từ Quê lên)
Rượu nếp có các loại:   35 độ, 40 độ, 45 độ, (50 độ loại này dùng để ngâm rượu là chuẩn nhất )




Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Nem chua Thanh Hóa - Rượu nếp Kim Sơn lai rai Tết này là nhất

 NEM CHUA THANH HÓA KẾT HỢP VỚI RƯỢU NẾP KIM SƠN

  Khi nâng chén rượu nếp Kim Sơn thơm nồng nàn kết hợp với chiếc nem chua Thanh Hóa có  vị thơm ngon và béo ngậy của thịt, sự lên men của lá ổi, sung, và đinh lăng để ủ chín tạo đủ mùi vị chua, vị đậm đà của gia vị vừa phải sẽ là điều quá tuyệt cho buổi xum họp tết này trong gia đình bạn.

Đặc sản rượu nếp Kim Sơn
Đặc sản rượu nếp Kim Sơn
 
 Nem chua Thanh Hóa - Rượu nếp Kim Sơn lai rai Tết này là nhất
 Nem chua Thanh Hóa - Rượu nếp Kim Sơn lai rai Tết này là nhất


ĐỂ THƯỞNG THỨC RƯỢU NẾP KIM SƠN CHUẨN CÙNG VỚI NEM CHUA THANH HÓA CHẤT LƯỢNG ĐẢM BẢO HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI QUA SỐ: 0977.741.185

Các bạn có thể liên hệ mua nem chua ngon + rượu kim sơn theo số ĐT 0977.741.185 . Địa chỉ: Ngõ 62/59 Đình Quán- Từ Liêm  - Hà Nội.



_Nếu bác nào có nhu cầu thì pm cho em nhé! 097.8890.768( VŨ OAI) ( Rượu Đảm bảo 100% vì nhà em chuyên nấu rượu)

_Nhà Em chủ yếu có rượu 45 độ Giá: 40k/ l( vì là rượu nhà nấu nên các bác yên tâm về chất lượng và giá cả)


_Nếu các bác nào Muốn Mua Rượu  có độ nhẹ (hoặc nặng để ngâm thì đặt trước 1 ngày vì em lấy từ Quê lên)


Rượu nếp có các loại:   35 độ, 40 độ, 45 độ, (50 độ loại này dùng để ngâm rượu là chuẩn nhất )
 


Nem chua Thanh Hóa là một món ăn ngon nổi tiếng, là niềm tự hào của người dân nơi đây. Tuy nhiên không phải cơ sở sản xuất nem chua nào cũng có thể tạo ra nem chua ngon như vậy. Nó cần có kinh nghiệm lâu năm, và cần một tấm lòng khi chế biến nem chua. Nem chua được chế biến rất kỳ công, và trải qua nhiều giai đoạn kỹ lưỡng, từ giai đoạn chọn nguyên liệu cho tới khi nem chua được hoàn thiện và bảo quản nem chua đúng cách. Có như vậy mới tạo ra được nem chua chua, có hương vị đặc trưng.

Cách làm nem chua Thanh Hóa



Để làm được món nem chua ngon thịt làm nem chua phải là thịt nóng, đó là thịt mới được xẻ ra từ con lợn ngay sau khi cạo lông. Lúc đó thịt đang còn nóng và người làm nem chua cần phải thái, xay, chế biến ngay vì khi thịt nguội nem chua sẽ không còn độ bóng và giảm sự kết dính trong quá trình lên men. Bì lợn để làm nem chua cũng phải chọn rất kỹ, lợn lấy bì phải là lợn cạo chín, nghĩa là làm bằng nước sôi. Có như thế lông mới sạch và khi chế biến nem chua sẽ đỡ tốn thời gian. Để có những sợi bì trong, ngon, người làm nem chua phải cạo thật sạch tất cả những phần mỡ còn sót lại trên bì, cho tới khi lớp bì mỏng, trắng tinh, trong suốt thì được. Bì càng làm kỹ bao nhiêu thì khi thái chỉ, bì càng giòn và dai bấy nhiêu.

Sau khi nguyên liệu chính để làm nem chua là thịt lợn và bì đã xong, người làm nem chua sẽ trộn hai hỗn hợp này lại với nhau cùng các loại gia vị muối, bột ngọt, đường, nêm thêm chút nước mắm cho thơm. Sau đó mang hỗn hợp thịt trên ra đóng gói thành những chiếc nem chua. Mỗi một chiếc nem chua được người gói cho kèm thêm chút tỏi, lá đinh lăng, ớt, những phụ gia này có tác dụng làm cho hương vị nem chua trở nên ngon hơn, hấp dẫn hơn và cũng là để cân bằng giữa lạnh (nem chua ) với nóng ( lá đinh lăng, ớt ). Lá chuối gói nem chua phải là lá chuối ngự vừa xanh vừa dầy, bởi trong quá trình vận chuyển và bảo quản nem chua vẫn tiếp tục lên men.

 Nem chua thanh hóa đã làm xong, cần ủ từ 3-4 ngày thì bắt đầu ăn được. Nem chua có thể bảo được đến 7 ngày nếu làm đúng cách. Tuy nhiên 3-4 ngày đầu là giai đoạn ngon nhất của nem chua - chín vừa, đủ chua, cay và hương vị đặc trưng của nó. Khi thưởng thức nem chua sẽ gặp vị chua thanh của thịt, dai giòn của sợi bì, cay của ớt, thơm của tỏi, chát ngọt của đinh lăng... một hương vị rất riêng mà không phải nem chua nơi nào cũng có như nem chua Thanh Hóa. Nem chua Thanh Hóa có vị rất khác với nem chua Hà Nội hay nem lụi ở Huế, lại càng khác xa với nem chua rán hay nem tai. Nó vừa chua, vừa cay lại có cả vị mặn mà của gia vị, có vị ngọt của thịt làm ta không thể không ăn tiếp vài cái nem chua nữa.