Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Rượu Kim Sơn

Vừa mở nút chai ra là ta đã cảm nhận được ngay cái đặc biệt hấp dẫn của hương nếp mới ngọt ngào, lan tỏa khắp phòng.


Cánh mũi bỗng như mở rộng, phập phồng để tận hưởng cái nồng nàn, dịu mát và đầy quyến rũ của hương đồng gió nội. Cùng chung vui, ta nâng chén lên, rượu lung linh, trong trẻo kề sát môi mềm, bốn mươi độ mà cứ dịu êm thơm thảo. Cái vị cay cay, tê tê nơi đầu lưỡi rồi râm ran cả vòm miệng làm ta có cảm giác lâng lâng, ngất ngây và bay bổng. Tửu lượng đã khá, tuy say sưa nhưng đầu không bị đau nhức, choáng váng. Chất men thơm cứ quấn quýt, nồng nàn lôi kéo ta vào cuộc. Tất cả những hương vị mà ta cảm nhận được như vậy chỉ thấy biểu hiện rõ nhất ở rượu Kim Sơn-một huyện miền biển Đông Nam của tỉnh Ninh Bình.

Nhiều người sành rượu còn cho rằng rượu ở đây ngon nổi tiếng chẳng kém gì rượu Làng Vân (Bắc Ninh) và nhiều nơi khác. Rượu Kim Sơn có những sắc thái và hương vị rất riêng của một vùng đất và nước, áp biển bao la ngày đêm luôn luôn được vỗ về, bồi lắng bởi phù sa màu mỡ của sông Hồng. Lúa nếp ở đây được hưởng cái màu mỡ, tươi mát do thiên nhiên ban tặng, nên hạt gạo cứ đầy đặn, óng chuốt, thơm lừng hợp với nguồn nước ngầm trong vắt, góp phần tạo nên chén rượu, bát cơm thơm ngon đến lạ lùng của đất Kim Sơn.

Nhưng để có rượu ngon đặc biệt với hương vị độc đáo không chỉ có vậy mà quan trọng hơn cần có những chủ nhân yêu nghề và khéo tay nấu rượu, bán rượu. Những cô gái Phát Diệm (thị trấn Kim Sơn) lại có làn da trắng ngần, mịn màng, đặc biệt đôi mắt huyền hao hao mắt Đức Mẹ, thẳm sâu mơ màng hút hồn viễn khách. Trong số họ có những người đi bán rượu rong khắp nơi. Tiếng mời chào của họ cũng nồng đượm ngọt ngào như rượu, ngân nga như chuông và chẳng hiểu từ bao giờ nơi đây người ta hay đọc lại câu ca thoảng nghe như lời thề "thủy chung với… rượu":

Còn trời, còn nước, còn non

Còn cô bán rượu anh còn say sưa!

Vốn chất phác, cần mẫn và khéo tay lại có bề dày kinh nghiệm truyền thống nghề nghiệp, dân cả vùng Kim Sơn từ xưa đã biết nấu rượu, nuôi lợn để thoát nghèo. Đã có một thời lương thực thiếu thốn, nghề nấu rượu bị cấm đoán, hạn chế để tập trung gạo cho những công việc quan trọng hơn. Khoảng hơn chục năm trở lại đây, nghề nấu rượu, nuôi lợn ở đây được phát triển mạnh bởi nguồn lương thực khá dồi dào, Nhà nước lại có chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chăn nuôi, nấu rượu xuất ra ngoài huyện ở Kim Sơn trở nên một nghề hấp dẫn, thu hút hàng trăm hộ dân, hàng ngàn lao động.
Tiêu biểu nhất, đặc sắc và nổi tiếng nhất vẫn là rượu của Lai Thành-một xã cực Nam của huyện Kim Sơn. Tiếp giáp với dãy núi Điền Hộ (Nga Sơn-Thanh Hóa), ở đây có nhiều gia đình hành nghề nấu rượu liên tục hàng chục năm. Qua năm, sáu thế hệ họ biết rõ và thực hiện rất đúng quy trình, kỹ thuật chưng cất rượu. Họ sành điệu trong công việc chọn lựa sử dụng gạo, nguồn nước và loại men với những bí quyết gia truyền, tạo ra được những mẻ rượu có chất lượng cao như ý.
Ngoài ra vật dụng cũng góp phần không nhỏ để rượu không bị nhiễm sắt, nhiễm phèn, nhiễm mặn, vệ sinh nghiêm ngặt, bảo đảm độ tinh khiết của rượu.

Ở Ninh Bình hầu như xã, phường, thị trấn nào cũng có người nấu rượu, làm dịch vụ, nhưng khi có công to, việc lớn, quan trọng và có khách sành điệu thì hầu hết cứ phải kiếm bằng được rượu Kim Sơn chính hãng mới toại nguyện. Có nhiều người mua rượu dự trữ sẵn trong can để đề phòng lúc nhỡ nhàng. Ngay việc ngâm rượu thuốc người ta cũng thường kén rượu Kim Sơn mới yên tâm. Rượu Kim Sơn không chỉ được nhân dân cả tỉnh tín nhiệm mà tiếng tăm của nó còn được khẳng định cả vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng Duyên Hải. Xưa nay rượu Kim Sơn còn theo người đi khắp đất nước và ra cả nước ngoài. Từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đến Viêng Chăn, Bắc Kinh, Tô-ki-ô, Matxcơva, Pari, Oasinhtơn… đều có rượu Kim Sơn lưu hành. Nhiều du khách mua về làm quà tặng nhau thứ rượu trắng trong suốt, hơi lắc đã sủi nhiều tăm thường được dân bản địa đựng trong chai nút lá chuối khô, đó là rượu Kim Sơn.

Có thể nói rượu Kim Sơn đã góp phần làm hấp dẫn thêm cái thú ẩm thực nhiều món đặc sản nổi tiếng của nơi sản sinh ra nó đó là món gỏi tôm, gỏi cá nhệch, cua bể luộc, chả rươi, tôm sú… Và đến lượt mình những đặc sản trên lại là người bạn thân cận, đồng hành và làm tôn vinh rượu Kim Sơn.

                                                                                                                         Vũ Văn Lâu
                                                                                                          nguồn: http://www.amthuc365.vn




Hiện nay trên thị trường Hà Nội trôi nổi rất nhiều rượu gán mác KIM Sơn nhưng thực chất là rượu lậu pha cồn, hoặc là rượu khác

Nhưng thực chất trên địa bàn HÀ NỘI Hiện nay để tìm mua rượu nếp chuẩn KIm Sơn rất khó, Thường thì các bác hay gửi bạn bè quê chính gốc KIM SƠN NINH BÌNH mua giúp mới mua được rượu ngon.Nhưng không phải ai cũng có bạn ở KIM SƠN để gửi

Dịp tết sắp đến bác nào cũng chuẩn bị ít rượu ngon trong nhà ăn tết. Những bác sành rượu thường mua trước, để sau 1 tháng để trong nhà mang ra uống thì rượu sẽ rất thơm và êm. Bác nào có điều kiện hơn thì hạ thổ Khoảng 1 năm mang lên uống thì mĩ mãn rùi.
Nhưng không phải ai cũng có bạn ở KIM SƠN để gửi.
Hiện tại em đang làm việc và học tập tại Hà Nội
Quê em chính gốc Kim Sơn NINH BÌNH, bạn bè thường gửi mua vào những dịp liên hoan, hoặc mua về biếu bố ngâm rượu thuốc.





_Nếu bác nào có nhu cầu thì pm cho em nhé! 097.8890.768( VŨ OAI) ( Rượu Đảm bảo 100% vì nhà em chuyên nấu rượu)
_Địa chỉ:  Kiều Mai, Từ Liêm, Hà Nội

_Nhà Em chủ yếu có rượu 45 độ Giá: 40k/ l( vì là rượu nhà nấu nên các bác yên tâm về chất lượng và giá cả)
Địa chỉ:  Đình Quán, Từ Liêm, Hà Nội
_Nếu các bác nào Muốn Mua Rượu  có độ nhẹ (hoặc nặng để ngâm thì đặt trước 2 ngày vì em lấy từ Quê lên)
Rượu nếp có các loại:   35 độ, 40 độ, 45 độ, (50 độ loại này dùng để ngâm rượu là chuẩn nhất )




Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Nem chua Thanh Hóa - Rượu nếp Kim Sơn lai rai Tết này là nhất

 NEM CHUA THANH HÓA KẾT HỢP VỚI RƯỢU NẾP KIM SƠN

  Khi nâng chén rượu nếp Kim Sơn thơm nồng nàn kết hợp với chiếc nem chua Thanh Hóa có  vị thơm ngon và béo ngậy của thịt, sự lên men của lá ổi, sung, và đinh lăng để ủ chín tạo đủ mùi vị chua, vị đậm đà của gia vị vừa phải sẽ là điều quá tuyệt cho buổi xum họp tết này trong gia đình bạn.

Đặc sản rượu nếp Kim Sơn
Đặc sản rượu nếp Kim Sơn
 
 Nem chua Thanh Hóa - Rượu nếp Kim Sơn lai rai Tết này là nhất
 Nem chua Thanh Hóa - Rượu nếp Kim Sơn lai rai Tết này là nhất


ĐỂ THƯỞNG THỨC RƯỢU NẾP KIM SƠN CHUẨN CÙNG VỚI NEM CHUA THANH HÓA CHẤT LƯỢNG ĐẢM BẢO HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI QUA SỐ: 0977.741.185

Các bạn có thể liên hệ mua nem chua ngon + rượu kim sơn theo số ĐT 0977.741.185 . Địa chỉ: Ngõ 62/59 Đình Quán- Từ Liêm  - Hà Nội.



_Nếu bác nào có nhu cầu thì pm cho em nhé! 097.8890.768( VŨ OAI) ( Rượu Đảm bảo 100% vì nhà em chuyên nấu rượu)

_Nhà Em chủ yếu có rượu 45 độ Giá: 40k/ l( vì là rượu nhà nấu nên các bác yên tâm về chất lượng và giá cả)


_Nếu các bác nào Muốn Mua Rượu  có độ nhẹ (hoặc nặng để ngâm thì đặt trước 1 ngày vì em lấy từ Quê lên)


Rượu nếp có các loại:   35 độ, 40 độ, 45 độ, (50 độ loại này dùng để ngâm rượu là chuẩn nhất )
 


Nem chua Thanh Hóa là một món ăn ngon nổi tiếng, là niềm tự hào của người dân nơi đây. Tuy nhiên không phải cơ sở sản xuất nem chua nào cũng có thể tạo ra nem chua ngon như vậy. Nó cần có kinh nghiệm lâu năm, và cần một tấm lòng khi chế biến nem chua. Nem chua được chế biến rất kỳ công, và trải qua nhiều giai đoạn kỹ lưỡng, từ giai đoạn chọn nguyên liệu cho tới khi nem chua được hoàn thiện và bảo quản nem chua đúng cách. Có như vậy mới tạo ra được nem chua chua, có hương vị đặc trưng.

Cách làm nem chua Thanh Hóa



Để làm được món nem chua ngon thịt làm nem chua phải là thịt nóng, đó là thịt mới được xẻ ra từ con lợn ngay sau khi cạo lông. Lúc đó thịt đang còn nóng và người làm nem chua cần phải thái, xay, chế biến ngay vì khi thịt nguội nem chua sẽ không còn độ bóng và giảm sự kết dính trong quá trình lên men. Bì lợn để làm nem chua cũng phải chọn rất kỹ, lợn lấy bì phải là lợn cạo chín, nghĩa là làm bằng nước sôi. Có như thế lông mới sạch và khi chế biến nem chua sẽ đỡ tốn thời gian. Để có những sợi bì trong, ngon, người làm nem chua phải cạo thật sạch tất cả những phần mỡ còn sót lại trên bì, cho tới khi lớp bì mỏng, trắng tinh, trong suốt thì được. Bì càng làm kỹ bao nhiêu thì khi thái chỉ, bì càng giòn và dai bấy nhiêu.

Sau khi nguyên liệu chính để làm nem chua là thịt lợn và bì đã xong, người làm nem chua sẽ trộn hai hỗn hợp này lại với nhau cùng các loại gia vị muối, bột ngọt, đường, nêm thêm chút nước mắm cho thơm. Sau đó mang hỗn hợp thịt trên ra đóng gói thành những chiếc nem chua. Mỗi một chiếc nem chua được người gói cho kèm thêm chút tỏi, lá đinh lăng, ớt, những phụ gia này có tác dụng làm cho hương vị nem chua trở nên ngon hơn, hấp dẫn hơn và cũng là để cân bằng giữa lạnh (nem chua ) với nóng ( lá đinh lăng, ớt ). Lá chuối gói nem chua phải là lá chuối ngự vừa xanh vừa dầy, bởi trong quá trình vận chuyển và bảo quản nem chua vẫn tiếp tục lên men.

 Nem chua thanh hóa đã làm xong, cần ủ từ 3-4 ngày thì bắt đầu ăn được. Nem chua có thể bảo được đến 7 ngày nếu làm đúng cách. Tuy nhiên 3-4 ngày đầu là giai đoạn ngon nhất của nem chua - chín vừa, đủ chua, cay và hương vị đặc trưng của nó. Khi thưởng thức nem chua sẽ gặp vị chua thanh của thịt, dai giòn của sợi bì, cay của ớt, thơm của tỏi, chát ngọt của đinh lăng... một hương vị rất riêng mà không phải nem chua nơi nào cũng có như nem chua Thanh Hóa. Nem chua Thanh Hóa có vị rất khác với nem chua Hà Nội hay nem lụi ở Huế, lại càng khác xa với nem chua rán hay nem tai. Nó vừa chua, vừa cay lại có cả vị mặn mà của gia vị, có vị ngọt của thịt làm ta không thể không ăn tiếp vài cái nem chua nữa.


Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Để phát huy rượu thuốc cổ truyền

Để phát huy rượu thuốc cổ truyền

Rượu thuốc từ động vật.
Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra nhiều cái chết liên quan đến rượu… độc mà người bán thường gán cho cái mác tin cậy nhằm lòe các bợm nhậu là: "rượu thuốc". Như vậy, danh xưng "rượu thuốc" đang bị lạm dụng nghiêm trọng.
Thế nào là rượu thuốc?
Rượu thuốc là dạng rượu trong Đông y bên cạnh các cao đơn, hoàn tán… dược liệu được chiết rút trong dung môi rượu. Nó phải tôn trọng các quy định trong dược điển.
Rượu thuốc chỉ dùng khi có bệnh cần đến tác dụng của rượu do thầy thuốc chỉ định, với những hướng dẫn cần thiết.
Thuốc để ngâm rượu
Công thức được xây dựng trên cơ sở lý luận của Đông y. Bản thảo cương mục có khoảng 70 bài, nay có sách đã tập hợp được khoảng trên 300 bài trong 12 nhóm tính năng công dụng chữa bệnh. Các công thức này nói chung đã giải quyết các vấn đề an toàn và hiệu lực theo Đông y dược cổ truyền, tránh tương kỵ bào chế và dược lý, sẽ được sử dụng theo “thượng chứng hạ bài”, hoặc được thầy thuốc thông qua biện chứng luận trị ra đơn gia giảm tùy trường hợp cụ thể, đặng cho ta 1 công thức thuốc rượu thích hợp từng người bệnh. Dược liệu có thể là thực vật, động vật, khoáng vật. Thông dụng và an toàn nhất là thực vật. Nhóm động vật vô cùng phức tạp, đòi hỏi sự thận trọng từ lúc ra đơn đến lúc có thành phẩm và chỉ định cho bệnh nhân. Các vị thuốc đã được bào chế thành thuốc chính đúng quy cách của Đông y, đảm bảo an toàn và có hiệu lực. Số lượng được tinh giản tối ưu quan tâm đến tỷ lệ khí, vị.
Nên ngâm theo thứ tự với từng vị vào bình ngâm theo thời gian và số lần chắt lọc lột bỏ đầu tiên xuống đáy bình, thuốc quý để ngâm riêng như: cao sâm, nhung.
Rượu để ngâm thuốc
Y văn cổ truyền dùng rượu gạo, không hướng dẫn dùng sắn, ngô, khoai.
Dùng rượu quốc doanh (đã được khử độc) hoặc rượu tự nấu nhưng chỉ lấy phần giữa (tránh nước đầu, nước cuối) để hạn chế chất độc… Để tiện lợi cho sức khỏe thì mua rượu nếp mới, lúa mới, chính hiệu tránh rượu giả.
Rượu công nghiệp sản xuất: 2 khâu đường hóa và lên men rượu được tách riêng ra và do sự lựa chọn cẩn thận chủng vi sinh vật tạo các điều kiện tối ưu nên hiệu suất cao.
Rượu tư nhân nấu: không bao giờ đạt được tiêu chuẩn quy định vì hệ thống cất lọc quá thô sơ. Ngoài ra còn tùy thuộc vào lương tâm người sản xuất, có khi cho cả thuốc trừ sâu để cho sủi tăm. Rất độc.
Cồn pha chế rượu uống là cồn sản xuất được chưng cất tinh chế, loại bỏ gần hết tạp chất có hại và ở hàm lượng thấp ở mức cho phép so với chuẩn. Các nhà máy rượu thường dự trữ cồn loại này để khi cần thì pha chế thành rượu.
Cồn tuyệt tối: chỉ được dùng làm dung môi trong các phòng thí nghiệm. Không nên pha loãng để hạ độ cồn mà uống. Trong thực tế đã có một số người nghiện, hoặc nghĩ rằng ngâm các loại cồn 900 để rút được hết chất của thuốc, đã dẫn đến những tai biến tức thời và lâu dài.
Độc tính của rượu thuốc: dùng thuốc dạng rượu, người uống sẽ phải chịu phần nào độc tính của rượu ngâm thuốc với phương châm lợi nhiều hại ít. Độc tính của rượu nói chung phụ thuộc vào độ cồn và quá trình chế biến rượu, độ rượu càng cao, càng độc. Rượu được chế biến đúng quy cách loại được các chất độc (aldehyt, furfurol), sẽ an toàn hơn nên dùng rượu có độ cồn thấp nhất có thể được (250) trừ khi cần thiết (ví dụ dùng phủ tạng động vật phải trên 30 - 400 cồn). Cần đặt vấn đề nghiên cứu kinh nghiệm gia truyền chế biến rượu thuốc nguồn gốc động vật không cần độ cồn cao (như rượu thuốc tắc kè của đồng bào vùng biên giới phía Bắc).
Cách dùng rượu thuốc
Thường nên dùng ngày 2 lần vào 2 bữa ăn chính (trưa, chiều), mỗi lần 1 chén con khoảng 20 - 30ml (bằng 2 muỗng canh).
Ngày xưa thường dùng chén hạt mít (chén nhỏ bằng 30ml). Đây là liều tối đa an toàn thu được trong thực nghiệm ở phòng thí nghiệm và trong thử nghiệm lâm sàng rượu thuốc.
Nên đóng chai vừa đủ cho 1 liệu trình điều trị, để tránh dùng nhiều có hại, gây nghiện và bỏ đi thì lãng phí. Ví dụ cho thấp khớp 10 ngày với chai 500ml dùng 10 ngày là hết (25ml x 2 lần ngày).
BS. PHÓ ĐỨC THUẦN
nguồn: http://lamkieu.com.vn

Những điều cần biết khi ngâm rượu rắn

Nhung dieu can biet khi ngam ruou ran
Mùa thu đông là mùa bắt rắn làm thuốc vì mùa đó rắn béo khỏe. Người ta rủ nhau ăn các món nấu từ rắn cũng vào mùa này. Hơn thế nữa đó là mùa cơ xương khớp của người ta cũng đau nhức hơn. Như vậy đó cũng là mùa rượu rắn phát huy tác dụng chữa bệnh tương đối đặc hiệu của mình trên phần đốc mạch nhất là phần dưới của xương sống. Vậy chế biến rượu rắn như thế nào cho hiệu quả?
Rượu rắn có nhiều công dụng nhưng chủ yếu để chữa chứng đau xương khớp thuộc phong tê thấp.
Dùng rắn gì để ngâm? Có người cho rằng càng độc càng tốt. Có người lại khuyên không nên quá độc như rắn cạp nia.
Những trường hợp nào không nên dùng rượu rắn? Những người hay bị dị ứng, không uống được rượu (bệnh đường tiêu hóa, tăng huyết áp...) và không uống được rượu nặng (40 độ). Những người này nên dùng rắn được chế biến dưới dạng viên hoàn, chống chỉ định đối với người có phong do huyết hư (huyết hư sinh phong). Về thịt rắn có sách khuyên người tiêu hóa không tốt không nên dùng...
Bộ rắn nào hay được dùng nhất? Đó là phải có bộ ba: Hổ mang, rắn cạp nong và rắn ráo để có tác dụng lên ba phần của cơ thể: thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu. Có người lại nói mục đích để thực hiện ý nghĩa: Thiên - Nhân - Địa.
Ngâm rượu với rắn khô hay tươi? Cả hai loại đều được dùng nhưng người ta thấy dùng tươi tốt hơn, trường hợp dùng khô là bất đắc dĩ. Có ý kiến dạng tươi uống tuy tanh hơn, nhưng hiệu quả cao hơn và phần nào an toàn hơn. Rắn khô khi được chặt khúc sấy khô cả khúc hay tán bột.
Lấy phần nào của rắn để ngâm? Trước hết phải bỏ đầu, ruột. Nhiều người vẫn lấy cả đầu vì không thấy độc mà nếu có độc thì mới trị được độc. Bình rượu cần có cả đầu mới đủ. Về đuôi có người bỏ khúc 10cm cuối. Có người lại ca tụng phần đuôi (tất nhiên khi lấy dài hơn 10cm) vì đó là phần tập trung tinh lực của cả con rắn. Nhờ có đuôi, con rắn mới hoạt động linh hoạt và gồng cả mình lên để tấn công kẻ thù.
Mật rắn rất quý để ngâm riêng tốt hơn ngâm chung. Có nơi chọn rắn tươi đã làm sạch để sau 3 tháng đào lên lấy bộ xương riêng để ngâm rượu:
- Làm sạch rắn thường người ta không chỉ lau rửa bằng rượu và nước gừng không dùng nước lã nhất là khi đã mổ ra rồi. Người ta còn có cách cho rắn đã làm sạch vào bình đổ ngập rượu ngâm 24 giờ đổ rượu đó đi để khử độc. Rượu đổ lần thứ hai mới dùng.
Rượu rắn cần ngâm đúng cách.
- Công thức rượu rắn được phối ngũ hai phần chính. Rắn là phong dược phải kèm các vị huyết dược (Ví dụ: Hà thủ ô, kê huyết đằng, quy vĩ...) vì Đông y quan niệm "Trị phong tiên trị huyết. Huyết hành phong tự diệt". Một số cơ sở muốn "tinh giản" công thức để hiện đại hóa rượu rắn đã cắt bớt phần huyết dược gây giảm hiệu quả chữa bệnh của rượu rắn.
Để bớt tanh, người ta cho thêm vào rượu rắn một số dược liệu có tinh dầu như trần bì (vỏ quýt lâu năm, hồi, thiên niên kiện...).
Dùng rượu nào để ngâm? Tốt nhất là "rượu trắng quốc doanh" như cồn dược dụng. Nếu dùng "quốc lủi" thì phải nấu cho chuẩn, không nên lấy phần cuối vì phần đó nhiều chất độc như aldehyt, furfurol. Để ngâm rắn cũng như các động vật khác (tắc kè, nhung, hải mã...) phải dùng rượu cao độ từ 40 độ trở lên thì mới tránh được tủa. Nhưng với độ cồn cao cũng dễ gây nguy hiểm. Tất cả các loại rượu thuốc đều có độ độc được quyết định bởi độ cồn. Độ cồn càng cao càng độc.
Ngâm chung hay riêng? Có người ngâm chung rắn với thuốc, mục đích tương tác giữa chúng. Có người ngâm riêng. Chỉ trộn với nhau với một lượng đủ dùng trong một thời gian nhất định, thường là hàng tuần vào ngày chủ nhật.
Rượu rắn ngâm bao lâu thì dùng được? Có người nói sau 1 tháng. Nhưng một số có tập quán ngâm 3 tháng 10 ngày (100 ngày - bách nhật) bằng cách hạ thổ thì mới tốt.
Rượu rắn tuy rất tốt với những người bị phong thấp, tuy nhiên không nên lạm dụng. Chỉ nên dùng 10 ngày cho mỗi đợt và mỗi ngày chỉ uống 25ml vào bữa cơm tối.
                                                                                                              BS. Phó Đức Thuần
                                                                                                             nguồn:http://www.baomoi.com


Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Cơm rượu ngon cho tết hàn thực

Cơm rượu ngon cho tết hàn thực

Tết Hàn thực 3-3, đến hãy cũng chúng tôi chế biến món ngon đó là cơm rượu nếp thơm phức. 

Mỗi vụ mùa, nhà nào cũng cấy lúa nếp (hoặc nếp tẻ) để lấy gạo nấu xôi, làm bánh dợm và làm cơm rượu nếp vào ngày này. Để làm cơm rượu nếp tốt nhất là nên dùng gạo nếp thơm (nếp cái hoa vàng) và nhất thiết phải xay chứ không sát ra như gạo bình thường.
Gạo xay nấu lên, sau đó đổ ra lia và dàn ra cho cơm nguội. Lấy những quả men rượu đã mua ở chợ về, cạo sạch lớp chấu trên bề mặt và giã nhỏ thành bột màu trắng.
Cơm rượu nếp là món không thể thiếu trong ngày tết Hàn thực
Khi cơm đã nguội thì lấy rá, lót 1 lớp lá chuối tươi đã khía ở đáy để nước rượu chảy xuống. Cho từng lượt cơm vào rá, rồi rắc một lượt men lên, đan xen với nhau, rắc hết thì đậy kín miệng rá bằng lá chuối. Sau đó để rá cơm rượu lên 1 chiếc bát trong khoảng 2 ngày.
Khi ấy, men rượu sẽ ngấm vào cơm làm cho những hạt cơm căng mọng, hơi men kết hợp với cái nóng của cơm nếp đang ủ sẽ tạo ra những giọt rượu nguyên chất chảy xuống chiếc bát phía dưới rá.
Cơm rượu nếp để 2 ngày sẽ ngấu, dừ và ăn được. Khi ăn thì trộn đều với đường trắng (nước đường). Nước rượu nguyên chất (dung dịch rượu vữa có mùi thơm lừng) có thể chắt vào chai dành để uống như rượu bình thường. Món cơm rượu sẽ có hơi men, vị cay của rượu, vị ngọt của nước đường và cơm nếp.
Khi ăn, múc ra chén cả nước cả xác rượu (hoặc chỉ múc xác ra lá sen cho có hương thơm của sen), ăn vừa ngọt vừa cay như rượu nhẹ. Ăn cơm rượu nhiều có thể say (vì khi ăn có vị ngọt nên sẽ muốn ăn tiếp), thường sau khi ăn cơm rượu sẽ ăn một ít trái cây.
Nếu để quá lâu, món cơm rượu sẽ ngấm men và thành rượu rất cay. Khi ấy, họ có thể cho vào 1 chiếc bình, cho thêm trứng gà con so và đậy kín nắp chôn dưới lòng đất 100 ngày làm rượu bách nhật. Bạn cũng có thể làm thử để ăn hàng ngày đây.
Sưu tầm

Cách giải rượu nhanh với các loại thực phẩm đơn giản

Cách giải rượu nhanh với các loại thực phẩm đơn giản

Khi có người say rượu, cần có cách giải rượu nhanh nhất để chúng ta cần tìm cách để đưa họ nhanh chóng trở về trạng thái bình thường và dự phòng các biến chứng.. Hãy chuẩn bị một ít trà, gừng hay đậu xanh, khoai lang... và làm theo các hướng dẫn sau.

 

Dưới đây là một số thực phẩm quen thuộc có tác dụng giải rượu. Ngoài ra, không nên pha champagne, rượu mạnh với sôđa hay các loại nước ngọt khác vì chúng làm cho bạn dễ say hơn khi uống rượu bình thường.

1. Mía

Mía bỏ vỏ, rửa sạch. Ép lấy nước uống vài lần sẽ giúp bạn tỉnh cơn say.

2. Trái cây có vị chua

Các loại quả chua thường có tác dụng rất tốt trong việc giải rượu. Các loại quả như táo, cam, quýt, dâu tươi... xay thành sinh tố để uống.

3. Trà

Thành phần tanin có trong trà rất có ích trong việc giải độc cồn trong rượu. Uống từng hớp trà nhỏ nhiều lần sẽ làm tỉnh cơn say.

4. Gừng

Gừng tươi giã nhuyễn, trộn chung với đường cát và giấm, lọc lấy nước để uống giúp hạ cơn say.
cachgiairuounhanh.jpg

5. Rau cải trắng

Rửa sạch búp rau cải trắng, thái sợi trộn chung với đường và giấm để ăn, cơn say sẽ giảm.

6. Củ cải

Củ cải còn sống giã nhuyễn, vắt lấy nước để uống chung với chút đường, uống trong nhiều lần sẽ bớt say.

7. Cà phê

Nếu bạn thiếp đi vì cơn say, tách cà phê pha đặc uống từng ngụm nhỏ trong nhiều lần sẽ rất công hiệu trong trường hợp này.

8. Cháo

Cách hạ say khác cũng hay không kém là một chén cháo loãng hoặc nước cơm cũng rất công hiệu.

9. Đậu xanh

Rửa sạch đậu xanh bằng nước sôi, giã nhuyễn, hòa chung với nước sôi và lọc lấy nước để uống. Thêm một cách khác là nấu nhừ đậu xanh và cam thảo để ăn.

10. Lựu

Giã nhuyễn lựu để uống hoặc ăn sống đều có tác dụng giảm say.

11. Khoai lang

Những củ khoai lang sống được giã nhuyễn, trộn chung với đường để ăn khi bị say.
cach-giai-ruou.jpg

12. Ngó sen

Có hai cách, thứ nhất bạn giã nhuyễn ngó sen tươi, lọc lấy nước uống. Thứ hai, ngó sen tươi được cắt nhỏ, trộn chung với đường và giấm để ăn.

13. Trứng

Ăn hai lòng trắng trứng gà còn tươi hoặc ăn một trứng vịt muối chung với giấm giúp giảm bớt lượng rượu đã uống. Cách này giúp đề phòng hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày có nguy cơ xảy ra, rất hiệu nghiệm.
giai-ruou-nhanh.jpg

14. Rau cần

Rau cần rươi rửa sạch, giã nhuyễn để lọc lấy nước uống.

15. Nước

Một cốc nước nóng sẽ giúp bạn tống rượu ra ngoài.
Trên đây là 15 thực phẩm giúp bạn giải rượu nếu lỡ quá chén. Ngoài ra, bạn cần nên tránh các loại rượu như champagne, rượu mạnh pha chung với so đa hay các loại nước ngọt khác vì chúng làm cho bạn dễ say hơn khi uống rượu bình thường.
Theo Vnexpress

Cách giã rượu bằng thức uống

Cách giã rượu bằng thức uống
Trong các buổi tiệc, gặp mặt... thật khó tránh khỏi việc uống rượu, đôi lúc quá vui nên không kềm chế dễ dẫn đến say rượu. Say rượu ngoài việc gây mất tự chủ còn làm cho đau đầu, nôn mửa, khó chịu... và phải mất một thời gian khá lâu cơ thể mới trở lại trạng thái bình thường.
Có nhiều cách để nhanh chóng làm dứt cơn say và một trong những cách đó là dùng các loại trái cây, củ, quả... làm đồ uống giúp giã rượu. Sau đây là một số cách:

Nước cà chua

Lấy 4-5 trái, cắt đôi, ép lấy nước không cần cho thêm gì cả, uống ngay sau khi đi nhậu về, bạn sẽ cảm thấy tỉnh người ra ngay. Hoặc buổi sáng hôm sau thức dậy, bạn đừng vội ăn sáng vì dạ dày chưa thể phục hồi ngay, hãy uống một ly nước cà chua to và nghỉ ngơi một lúc, đến khi thấy người đỡ mệt và đói bụng thật sự, lúc này ăn mới ngon miệng và dễ tiêu hóa.

Nước khổ qua ép

Rửa sạch hai trái khổ qua (mướp đắng) lớn, cắt đôi theo chiều dọc, bỏ hạt. Ép lấy nước, hòa với một chút muối. Nếu không có máy ép, cắt nhỏ khổ qua cho vào máy xay sinh tố xay, xong lược bỏ xác. Uống lạnh sẽ ít đắng hơn, khổ qua tính mát, có tác dụng giải độc gan, vì thế ngoài tác dụng giã rượu, bác sĩ khuyên thường xuyên ăn khổ qua để giải nhiệt và giúp gan hoạt động tốt, ngăn ngừa được nhiều bệnh, đặc biệt là tiểu đường.

Nước đậu xanh nấu

Nếu biết trước sẽ phải tham gia một cuộc nhậu ác liệt, trước khi đi bạn nên bỏ một nắm đậu xanh nguyên hạt vào nồi cùng với một tô nước to, nấu đến khi đậu xanh chín thì tắt lửa để đấy. Lúc nhậu về mà thấy say thật, nên cố gắng uống hết nước và ăn hết "cái" luôn (nếu vẫn còn ăn được) trước khi đi ngủ. Sáng mai, bạn sẽ thấy đỡ mệt nhiều.

Nước cóc ép

Cóc là loại trái cây chứa nhiều vitamin C nhất, do đó nước cóc ép giã rượu rất tốt. Bạn gọt vỏ, dùng dao cắt chung quanh trái cóc rồi bỏ vào máy ép lấy nước, cho vào một ít muối cho đỡ chua. Chỉ nên uống nước cóc ép ngay sau bữa nhậu, không nên uống vào sáng hôm sau, sẽ không tốt cho dạ dày, nhất là những người bị chứng thừa axít.

Nước chanh nóng

Nước chanh nóng không đường và có vài lát gừng sẽ rất tốt cho những lần đi uống rượu về bị mắc mưa. Nó giúp giải được rượu và chống cảm lạnh. Bạn rót nước nóng ra tách, pha thêm chút nước nguội cho vừa uống, vắt chanh vừa uống, cắt vài lát gừng thả vào, cho thêm một tí muối nữa cho đỡ chua. Chỉ cần nhắm mắt uống một hơi hết ly, ngậm luôn lát gừng vào miệng là cảm thấy đỡ mệt và đỡ lạnh ngay.

Nước chè xanh


Nước chè xanh nóng chỉ dành cho những lần say nhẹ. Sau cuộc nhậu lai rai, câu chuyện vẫn chưa muốn dứt thì một bình chè xanh nóng, có thả vài bông cúc là lý tưởng nhất. Vừa uống chè xanh vừa chuyện trò sẽ rất thú vị. Sau vài chén chè xanh, mọi người sẽ thấy tỉnh táo hẳn, có thể ra về bằng xe máy như lúc đến.