Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Để phát huy rượu thuốc cổ truyền

Để phát huy rượu thuốc cổ truyền

Rượu thuốc từ động vật.
Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra nhiều cái chết liên quan đến rượu… độc mà người bán thường gán cho cái mác tin cậy nhằm lòe các bợm nhậu là: "rượu thuốc". Như vậy, danh xưng "rượu thuốc" đang bị lạm dụng nghiêm trọng.
Thế nào là rượu thuốc?
Rượu thuốc là dạng rượu trong Đông y bên cạnh các cao đơn, hoàn tán… dược liệu được chiết rút trong dung môi rượu. Nó phải tôn trọng các quy định trong dược điển.
Rượu thuốc chỉ dùng khi có bệnh cần đến tác dụng của rượu do thầy thuốc chỉ định, với những hướng dẫn cần thiết.
Thuốc để ngâm rượu
Công thức được xây dựng trên cơ sở lý luận của Đông y. Bản thảo cương mục có khoảng 70 bài, nay có sách đã tập hợp được khoảng trên 300 bài trong 12 nhóm tính năng công dụng chữa bệnh. Các công thức này nói chung đã giải quyết các vấn đề an toàn và hiệu lực theo Đông y dược cổ truyền, tránh tương kỵ bào chế và dược lý, sẽ được sử dụng theo “thượng chứng hạ bài”, hoặc được thầy thuốc thông qua biện chứng luận trị ra đơn gia giảm tùy trường hợp cụ thể, đặng cho ta 1 công thức thuốc rượu thích hợp từng người bệnh. Dược liệu có thể là thực vật, động vật, khoáng vật. Thông dụng và an toàn nhất là thực vật. Nhóm động vật vô cùng phức tạp, đòi hỏi sự thận trọng từ lúc ra đơn đến lúc có thành phẩm và chỉ định cho bệnh nhân. Các vị thuốc đã được bào chế thành thuốc chính đúng quy cách của Đông y, đảm bảo an toàn và có hiệu lực. Số lượng được tinh giản tối ưu quan tâm đến tỷ lệ khí, vị.
Nên ngâm theo thứ tự với từng vị vào bình ngâm theo thời gian và số lần chắt lọc lột bỏ đầu tiên xuống đáy bình, thuốc quý để ngâm riêng như: cao sâm, nhung.
Rượu để ngâm thuốc
Y văn cổ truyền dùng rượu gạo, không hướng dẫn dùng sắn, ngô, khoai.
Dùng rượu quốc doanh (đã được khử độc) hoặc rượu tự nấu nhưng chỉ lấy phần giữa (tránh nước đầu, nước cuối) để hạn chế chất độc… Để tiện lợi cho sức khỏe thì mua rượu nếp mới, lúa mới, chính hiệu tránh rượu giả.
Rượu công nghiệp sản xuất: 2 khâu đường hóa và lên men rượu được tách riêng ra và do sự lựa chọn cẩn thận chủng vi sinh vật tạo các điều kiện tối ưu nên hiệu suất cao.
Rượu tư nhân nấu: không bao giờ đạt được tiêu chuẩn quy định vì hệ thống cất lọc quá thô sơ. Ngoài ra còn tùy thuộc vào lương tâm người sản xuất, có khi cho cả thuốc trừ sâu để cho sủi tăm. Rất độc.
Cồn pha chế rượu uống là cồn sản xuất được chưng cất tinh chế, loại bỏ gần hết tạp chất có hại và ở hàm lượng thấp ở mức cho phép so với chuẩn. Các nhà máy rượu thường dự trữ cồn loại này để khi cần thì pha chế thành rượu.
Cồn tuyệt tối: chỉ được dùng làm dung môi trong các phòng thí nghiệm. Không nên pha loãng để hạ độ cồn mà uống. Trong thực tế đã có một số người nghiện, hoặc nghĩ rằng ngâm các loại cồn 900 để rút được hết chất của thuốc, đã dẫn đến những tai biến tức thời và lâu dài.
Độc tính của rượu thuốc: dùng thuốc dạng rượu, người uống sẽ phải chịu phần nào độc tính của rượu ngâm thuốc với phương châm lợi nhiều hại ít. Độc tính của rượu nói chung phụ thuộc vào độ cồn và quá trình chế biến rượu, độ rượu càng cao, càng độc. Rượu được chế biến đúng quy cách loại được các chất độc (aldehyt, furfurol), sẽ an toàn hơn nên dùng rượu có độ cồn thấp nhất có thể được (250) trừ khi cần thiết (ví dụ dùng phủ tạng động vật phải trên 30 - 400 cồn). Cần đặt vấn đề nghiên cứu kinh nghiệm gia truyền chế biến rượu thuốc nguồn gốc động vật không cần độ cồn cao (như rượu thuốc tắc kè của đồng bào vùng biên giới phía Bắc).
Cách dùng rượu thuốc
Thường nên dùng ngày 2 lần vào 2 bữa ăn chính (trưa, chiều), mỗi lần 1 chén con khoảng 20 - 30ml (bằng 2 muỗng canh).
Ngày xưa thường dùng chén hạt mít (chén nhỏ bằng 30ml). Đây là liều tối đa an toàn thu được trong thực nghiệm ở phòng thí nghiệm và trong thử nghiệm lâm sàng rượu thuốc.
Nên đóng chai vừa đủ cho 1 liệu trình điều trị, để tránh dùng nhiều có hại, gây nghiện và bỏ đi thì lãng phí. Ví dụ cho thấp khớp 10 ngày với chai 500ml dùng 10 ngày là hết (25ml x 2 lần ngày).
BS. PHÓ ĐỨC THUẦN
nguồn: http://lamkieu.com.vn

Những điều cần biết khi ngâm rượu rắn

Nhung dieu can biet khi ngam ruou ran
Mùa thu đông là mùa bắt rắn làm thuốc vì mùa đó rắn béo khỏe. Người ta rủ nhau ăn các món nấu từ rắn cũng vào mùa này. Hơn thế nữa đó là mùa cơ xương khớp của người ta cũng đau nhức hơn. Như vậy đó cũng là mùa rượu rắn phát huy tác dụng chữa bệnh tương đối đặc hiệu của mình trên phần đốc mạch nhất là phần dưới của xương sống. Vậy chế biến rượu rắn như thế nào cho hiệu quả?
Rượu rắn có nhiều công dụng nhưng chủ yếu để chữa chứng đau xương khớp thuộc phong tê thấp.
Dùng rắn gì để ngâm? Có người cho rằng càng độc càng tốt. Có người lại khuyên không nên quá độc như rắn cạp nia.
Những trường hợp nào không nên dùng rượu rắn? Những người hay bị dị ứng, không uống được rượu (bệnh đường tiêu hóa, tăng huyết áp...) và không uống được rượu nặng (40 độ). Những người này nên dùng rắn được chế biến dưới dạng viên hoàn, chống chỉ định đối với người có phong do huyết hư (huyết hư sinh phong). Về thịt rắn có sách khuyên người tiêu hóa không tốt không nên dùng...
Bộ rắn nào hay được dùng nhất? Đó là phải có bộ ba: Hổ mang, rắn cạp nong và rắn ráo để có tác dụng lên ba phần của cơ thể: thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu. Có người lại nói mục đích để thực hiện ý nghĩa: Thiên - Nhân - Địa.
Ngâm rượu với rắn khô hay tươi? Cả hai loại đều được dùng nhưng người ta thấy dùng tươi tốt hơn, trường hợp dùng khô là bất đắc dĩ. Có ý kiến dạng tươi uống tuy tanh hơn, nhưng hiệu quả cao hơn và phần nào an toàn hơn. Rắn khô khi được chặt khúc sấy khô cả khúc hay tán bột.
Lấy phần nào của rắn để ngâm? Trước hết phải bỏ đầu, ruột. Nhiều người vẫn lấy cả đầu vì không thấy độc mà nếu có độc thì mới trị được độc. Bình rượu cần có cả đầu mới đủ. Về đuôi có người bỏ khúc 10cm cuối. Có người lại ca tụng phần đuôi (tất nhiên khi lấy dài hơn 10cm) vì đó là phần tập trung tinh lực của cả con rắn. Nhờ có đuôi, con rắn mới hoạt động linh hoạt và gồng cả mình lên để tấn công kẻ thù.
Mật rắn rất quý để ngâm riêng tốt hơn ngâm chung. Có nơi chọn rắn tươi đã làm sạch để sau 3 tháng đào lên lấy bộ xương riêng để ngâm rượu:
- Làm sạch rắn thường người ta không chỉ lau rửa bằng rượu và nước gừng không dùng nước lã nhất là khi đã mổ ra rồi. Người ta còn có cách cho rắn đã làm sạch vào bình đổ ngập rượu ngâm 24 giờ đổ rượu đó đi để khử độc. Rượu đổ lần thứ hai mới dùng.
Rượu rắn cần ngâm đúng cách.
- Công thức rượu rắn được phối ngũ hai phần chính. Rắn là phong dược phải kèm các vị huyết dược (Ví dụ: Hà thủ ô, kê huyết đằng, quy vĩ...) vì Đông y quan niệm "Trị phong tiên trị huyết. Huyết hành phong tự diệt". Một số cơ sở muốn "tinh giản" công thức để hiện đại hóa rượu rắn đã cắt bớt phần huyết dược gây giảm hiệu quả chữa bệnh của rượu rắn.
Để bớt tanh, người ta cho thêm vào rượu rắn một số dược liệu có tinh dầu như trần bì (vỏ quýt lâu năm, hồi, thiên niên kiện...).
Dùng rượu nào để ngâm? Tốt nhất là "rượu trắng quốc doanh" như cồn dược dụng. Nếu dùng "quốc lủi" thì phải nấu cho chuẩn, không nên lấy phần cuối vì phần đó nhiều chất độc như aldehyt, furfurol. Để ngâm rắn cũng như các động vật khác (tắc kè, nhung, hải mã...) phải dùng rượu cao độ từ 40 độ trở lên thì mới tránh được tủa. Nhưng với độ cồn cao cũng dễ gây nguy hiểm. Tất cả các loại rượu thuốc đều có độ độc được quyết định bởi độ cồn. Độ cồn càng cao càng độc.
Ngâm chung hay riêng? Có người ngâm chung rắn với thuốc, mục đích tương tác giữa chúng. Có người ngâm riêng. Chỉ trộn với nhau với một lượng đủ dùng trong một thời gian nhất định, thường là hàng tuần vào ngày chủ nhật.
Rượu rắn ngâm bao lâu thì dùng được? Có người nói sau 1 tháng. Nhưng một số có tập quán ngâm 3 tháng 10 ngày (100 ngày - bách nhật) bằng cách hạ thổ thì mới tốt.
Rượu rắn tuy rất tốt với những người bị phong thấp, tuy nhiên không nên lạm dụng. Chỉ nên dùng 10 ngày cho mỗi đợt và mỗi ngày chỉ uống 25ml vào bữa cơm tối.
                                                                                                              BS. Phó Đức Thuần
                                                                                                             nguồn:http://www.baomoi.com


Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Cơm rượu ngon cho tết hàn thực

Cơm rượu ngon cho tết hàn thực

Tết Hàn thực 3-3, đến hãy cũng chúng tôi chế biến món ngon đó là cơm rượu nếp thơm phức. 

Mỗi vụ mùa, nhà nào cũng cấy lúa nếp (hoặc nếp tẻ) để lấy gạo nấu xôi, làm bánh dợm và làm cơm rượu nếp vào ngày này. Để làm cơm rượu nếp tốt nhất là nên dùng gạo nếp thơm (nếp cái hoa vàng) và nhất thiết phải xay chứ không sát ra như gạo bình thường.
Gạo xay nấu lên, sau đó đổ ra lia và dàn ra cho cơm nguội. Lấy những quả men rượu đã mua ở chợ về, cạo sạch lớp chấu trên bề mặt và giã nhỏ thành bột màu trắng.
Cơm rượu nếp là món không thể thiếu trong ngày tết Hàn thực
Khi cơm đã nguội thì lấy rá, lót 1 lớp lá chuối tươi đã khía ở đáy để nước rượu chảy xuống. Cho từng lượt cơm vào rá, rồi rắc một lượt men lên, đan xen với nhau, rắc hết thì đậy kín miệng rá bằng lá chuối. Sau đó để rá cơm rượu lên 1 chiếc bát trong khoảng 2 ngày.
Khi ấy, men rượu sẽ ngấm vào cơm làm cho những hạt cơm căng mọng, hơi men kết hợp với cái nóng của cơm nếp đang ủ sẽ tạo ra những giọt rượu nguyên chất chảy xuống chiếc bát phía dưới rá.
Cơm rượu nếp để 2 ngày sẽ ngấu, dừ và ăn được. Khi ăn thì trộn đều với đường trắng (nước đường). Nước rượu nguyên chất (dung dịch rượu vữa có mùi thơm lừng) có thể chắt vào chai dành để uống như rượu bình thường. Món cơm rượu sẽ có hơi men, vị cay của rượu, vị ngọt của nước đường và cơm nếp.
Khi ăn, múc ra chén cả nước cả xác rượu (hoặc chỉ múc xác ra lá sen cho có hương thơm của sen), ăn vừa ngọt vừa cay như rượu nhẹ. Ăn cơm rượu nhiều có thể say (vì khi ăn có vị ngọt nên sẽ muốn ăn tiếp), thường sau khi ăn cơm rượu sẽ ăn một ít trái cây.
Nếu để quá lâu, món cơm rượu sẽ ngấm men và thành rượu rất cay. Khi ấy, họ có thể cho vào 1 chiếc bình, cho thêm trứng gà con so và đậy kín nắp chôn dưới lòng đất 100 ngày làm rượu bách nhật. Bạn cũng có thể làm thử để ăn hàng ngày đây.
Sưu tầm

Cách giải rượu nhanh với các loại thực phẩm đơn giản

Cách giải rượu nhanh với các loại thực phẩm đơn giản

Khi có người say rượu, cần có cách giải rượu nhanh nhất để chúng ta cần tìm cách để đưa họ nhanh chóng trở về trạng thái bình thường và dự phòng các biến chứng.. Hãy chuẩn bị một ít trà, gừng hay đậu xanh, khoai lang... và làm theo các hướng dẫn sau.

 

Dưới đây là một số thực phẩm quen thuộc có tác dụng giải rượu. Ngoài ra, không nên pha champagne, rượu mạnh với sôđa hay các loại nước ngọt khác vì chúng làm cho bạn dễ say hơn khi uống rượu bình thường.

1. Mía

Mía bỏ vỏ, rửa sạch. Ép lấy nước uống vài lần sẽ giúp bạn tỉnh cơn say.

2. Trái cây có vị chua

Các loại quả chua thường có tác dụng rất tốt trong việc giải rượu. Các loại quả như táo, cam, quýt, dâu tươi... xay thành sinh tố để uống.

3. Trà

Thành phần tanin có trong trà rất có ích trong việc giải độc cồn trong rượu. Uống từng hớp trà nhỏ nhiều lần sẽ làm tỉnh cơn say.

4. Gừng

Gừng tươi giã nhuyễn, trộn chung với đường cát và giấm, lọc lấy nước để uống giúp hạ cơn say.
cachgiairuounhanh.jpg

5. Rau cải trắng

Rửa sạch búp rau cải trắng, thái sợi trộn chung với đường và giấm để ăn, cơn say sẽ giảm.

6. Củ cải

Củ cải còn sống giã nhuyễn, vắt lấy nước để uống chung với chút đường, uống trong nhiều lần sẽ bớt say.

7. Cà phê

Nếu bạn thiếp đi vì cơn say, tách cà phê pha đặc uống từng ngụm nhỏ trong nhiều lần sẽ rất công hiệu trong trường hợp này.

8. Cháo

Cách hạ say khác cũng hay không kém là một chén cháo loãng hoặc nước cơm cũng rất công hiệu.

9. Đậu xanh

Rửa sạch đậu xanh bằng nước sôi, giã nhuyễn, hòa chung với nước sôi và lọc lấy nước để uống. Thêm một cách khác là nấu nhừ đậu xanh và cam thảo để ăn.

10. Lựu

Giã nhuyễn lựu để uống hoặc ăn sống đều có tác dụng giảm say.

11. Khoai lang

Những củ khoai lang sống được giã nhuyễn, trộn chung với đường để ăn khi bị say.
cach-giai-ruou.jpg

12. Ngó sen

Có hai cách, thứ nhất bạn giã nhuyễn ngó sen tươi, lọc lấy nước uống. Thứ hai, ngó sen tươi được cắt nhỏ, trộn chung với đường và giấm để ăn.

13. Trứng

Ăn hai lòng trắng trứng gà còn tươi hoặc ăn một trứng vịt muối chung với giấm giúp giảm bớt lượng rượu đã uống. Cách này giúp đề phòng hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày có nguy cơ xảy ra, rất hiệu nghiệm.
giai-ruou-nhanh.jpg

14. Rau cần

Rau cần rươi rửa sạch, giã nhuyễn để lọc lấy nước uống.

15. Nước

Một cốc nước nóng sẽ giúp bạn tống rượu ra ngoài.
Trên đây là 15 thực phẩm giúp bạn giải rượu nếu lỡ quá chén. Ngoài ra, bạn cần nên tránh các loại rượu như champagne, rượu mạnh pha chung với so đa hay các loại nước ngọt khác vì chúng làm cho bạn dễ say hơn khi uống rượu bình thường.
Theo Vnexpress

Cách giã rượu bằng thức uống

Cách giã rượu bằng thức uống
Trong các buổi tiệc, gặp mặt... thật khó tránh khỏi việc uống rượu, đôi lúc quá vui nên không kềm chế dễ dẫn đến say rượu. Say rượu ngoài việc gây mất tự chủ còn làm cho đau đầu, nôn mửa, khó chịu... và phải mất một thời gian khá lâu cơ thể mới trở lại trạng thái bình thường.
Có nhiều cách để nhanh chóng làm dứt cơn say và một trong những cách đó là dùng các loại trái cây, củ, quả... làm đồ uống giúp giã rượu. Sau đây là một số cách:

Nước cà chua

Lấy 4-5 trái, cắt đôi, ép lấy nước không cần cho thêm gì cả, uống ngay sau khi đi nhậu về, bạn sẽ cảm thấy tỉnh người ra ngay. Hoặc buổi sáng hôm sau thức dậy, bạn đừng vội ăn sáng vì dạ dày chưa thể phục hồi ngay, hãy uống một ly nước cà chua to và nghỉ ngơi một lúc, đến khi thấy người đỡ mệt và đói bụng thật sự, lúc này ăn mới ngon miệng và dễ tiêu hóa.

Nước khổ qua ép

Rửa sạch hai trái khổ qua (mướp đắng) lớn, cắt đôi theo chiều dọc, bỏ hạt. Ép lấy nước, hòa với một chút muối. Nếu không có máy ép, cắt nhỏ khổ qua cho vào máy xay sinh tố xay, xong lược bỏ xác. Uống lạnh sẽ ít đắng hơn, khổ qua tính mát, có tác dụng giải độc gan, vì thế ngoài tác dụng giã rượu, bác sĩ khuyên thường xuyên ăn khổ qua để giải nhiệt và giúp gan hoạt động tốt, ngăn ngừa được nhiều bệnh, đặc biệt là tiểu đường.

Nước đậu xanh nấu

Nếu biết trước sẽ phải tham gia một cuộc nhậu ác liệt, trước khi đi bạn nên bỏ một nắm đậu xanh nguyên hạt vào nồi cùng với một tô nước to, nấu đến khi đậu xanh chín thì tắt lửa để đấy. Lúc nhậu về mà thấy say thật, nên cố gắng uống hết nước và ăn hết "cái" luôn (nếu vẫn còn ăn được) trước khi đi ngủ. Sáng mai, bạn sẽ thấy đỡ mệt nhiều.

Nước cóc ép

Cóc là loại trái cây chứa nhiều vitamin C nhất, do đó nước cóc ép giã rượu rất tốt. Bạn gọt vỏ, dùng dao cắt chung quanh trái cóc rồi bỏ vào máy ép lấy nước, cho vào một ít muối cho đỡ chua. Chỉ nên uống nước cóc ép ngay sau bữa nhậu, không nên uống vào sáng hôm sau, sẽ không tốt cho dạ dày, nhất là những người bị chứng thừa axít.

Nước chanh nóng

Nước chanh nóng không đường và có vài lát gừng sẽ rất tốt cho những lần đi uống rượu về bị mắc mưa. Nó giúp giải được rượu và chống cảm lạnh. Bạn rót nước nóng ra tách, pha thêm chút nước nguội cho vừa uống, vắt chanh vừa uống, cắt vài lát gừng thả vào, cho thêm một tí muối nữa cho đỡ chua. Chỉ cần nhắm mắt uống một hơi hết ly, ngậm luôn lát gừng vào miệng là cảm thấy đỡ mệt và đỡ lạnh ngay.

Nước chè xanh


Nước chè xanh nóng chỉ dành cho những lần say nhẹ. Sau cuộc nhậu lai rai, câu chuyện vẫn chưa muốn dứt thì một bình chè xanh nóng, có thả vài bông cúc là lý tưởng nhất. Vừa uống chè xanh vừa chuyện trò sẽ rất thú vị. Sau vài chén chè xanh, mọi người sẽ thấy tỉnh táo hẳn, có thể ra về bằng xe máy như lúc đến.

10 cách giã rượu ngày tết

Ngày Tết trong lúc vui vẻ cụng ly cùng bạn bè, người thân, các đấng mày râu rất dễ bị "quá chén". Hậu quả không tránh khỏi là có người bị say rượu hoặc ngộ độc rượu. Nhẹ thì cơ quan tiêu hóa bị thương tổn (đau rát dạ dày, nôn mửa), nặng thì có thể dẫn đến tử vong. Nhân ngày đầu xuân xin mách bạn mười cách "giải say" dưới đây:

1. Nước Mía: Khi say rượu chỉ cần uống một cốc nước mía ép sẽ có tác dụng giải rượu nhanh chóng nhất.
2. Gừng tươi: Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng (có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.
3. Đậu đen: Khi ngộ độc rượu ta có thể uống nước sắc đậu đen để giải say. Ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.
4. Đậu xanh: Đậu xanh hạt cũng giải được ngộ độc rượu bằng cách sau: Nghiền nát khoảng nửa lon đậu xanh hạt, sau đó hòa vào nước sôi để nguội rồi cho người ngộ độc rượu uống để nôn mọi chất trong dạ dày ra khỏi cơ thể. Sau đó có thể cho người ngộ độc ăn cháo gạo nấu với 30g cam thảo.
5. Rau muống: Uống nước ép rau muống cũng chữa được ngộ độc rượu. Rửa sạch 500g rau muống tươi (loại rau sạch) giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.
6. Cà chua: Cà chua cũng giải rượu. Uống rượu say bị nôn không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm cho cơ thể mất đi một lượng lớn các nguyên tố cali, canxi, natri... Cách giải ngộ độc rượu đơn giản, dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín. Trong cà chua có nhiều nguyên tố nói trên sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể.
7. Nước bưởi: ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu.
8. Cà phê đậm đặc: Uống cà phê giải rượu. Người say rượu, bia thường ngủ mê mệt. Lấy nước sôi pha một cốc cà phê đặc cho uống, một lúc sau sẽ tỉnh rượu.
9. Chè xanh: Cho người say rượu uống một cốc chè xanh pha đặc cũng sẽ giải ngộ độc rượu rất tốt. Vì trong chè xanh có chất axít tanic khử được chất cồn trong rượu.
10. Cháo nóng nấu loãng (Hồ): Cho người say rượu uống một bát nước cháo nóng, nấu loãng sẽ hết say, vì chất cồn trong rượu gặp nước cháo loãng sẽ bị ngưng tụ lại làm cơ thể không hấp thụ được chất cồn nữa.
Khi say rượu bạn hãy kịp thời áp dụng một trong 10 cách nói trên sẽ giải rượu và tránh được ngộ độc rượu. Tuy nhiên, cách chống say rượu tốt nhất vẫn là (phòng bệnh hơn chữa bệnh). Chỉ uống rượu ở mức vừa phải, phù hợp với thể trạng, sức chịu đựng của mình. Chỉ uống rượu của các hãng rượu có tín nhiệm. Nếu là rượu dân gian, rượu thuốc thì có nguồn gốc tin cậy, tránh rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc, rượu nghi có pha thuốc sâu để tăng nồng độ thì rất nguy hại cho sức khỏe...

Các cách giã rượu hiệu quả

Các cách giã rượu hiệu quả.

Trong các buổi tiệc, gặp mặt ngày tết thật khó tránh khỏi việc uống rượu, đôi lúc quá vui nên không kềm chế dễ dẫn đến say rượu. Say rượu ngoài việc gây mất tự chủ còn làm cho đau đầu, nôn mửa, khó chịu… và phải mất một thời gian khá lâu cơ thể mới trở lại trạng thái bình thường.





Có nhiều cách để nhanh chóng làm dứt cơn say và một trong những cách đó là dùng các loại trái cây, củ, quả… làm đồ uống giúp giã rượu. Sau đây là một số cách:Nước cà chua:
Lấy 4-5 trái, cắt đôi, ép lấy nước không cần cho thêm gì cả, uống ngay sau khi đi nhậu về, bạn sẽ cảm thấy tỉnh người ra ngay. Hoặc buổi sáng hôm sau thức dậy, bạn đừng vội ăn sáng vì dạ dày chưa thể phục hồi ngay, hãy uống một ly nước cà chua to và nghỉ ngơi một lúc, đến khi thấy người đỡ mệt và đói bụng thật sự, lúc này ăn mới ngon miệng và dễ tiêu hóa.
Nước khổ qua ép:
Rửa sạch hai trái khổ qua (mướp đắng) lớn, cắt đôi theo chiều dọc, bỏ hạt. Ép lấy nước, hòa với một chút muối. Nếu không có máy ép, cắt nhỏ khổ qua cho vào máy xay sinh tố xay, xong lược bỏ xác. Uống lạnh sẽ ít đắng hơn, khổ qua tính mát, có tác dụng giải độc gan, vì thế ngoài tác dụng giã rượu, bác sĩ khuyên thường xuyên ăn khổ qua để giải nhiệt và giúp gan hoạt động tốt, ngăn ngừa được nhiều bệnh, đặc biệt là tiểu đường.
Nước đậu xanh nấu:
Nếu biết trước sẽ phải tham gia một cuộc nhậu ác liệt, trước khi đi bạn nên bỏ một nắm đậu xanh nguyên hạt vào nồi cùng với một tô nước to, nấu đến khi đậu xanh chín thì tắt lửa để đấy. Lúc nhậu về mà thấy say thật, nên cố gắng uống hết nước và ăn hết “cái” luôn (nếu vẫn còn ăn được) trước khi đi ngủ. Sáng mai, bạn sẽ thấy đỡ mệt nhiều.
Nước cóc ép:
Cóc là loại trái cây chứa nhiều vitamin C nhất, do đó nước cóc ép giã rượu rất tốt. Bạn gọt vỏ, dùng dao cắt chung quanh trái cóc rồi bỏ vào máy ép lấy nước, cho vào một ít muối cho đỡ chua. Chỉ nên uống nước cóc ép ngay sau bữa nhậu, không nên uống vào sáng hôm sau, sẽ không tốt cho dạ dày, nhất là những người bị chứng thừa axít.
Nước chanh nóng:
Nước chanh nóng không đường và có vài lát gừng sẽ rất tốt cho những lần đi uống rượu về bị mắc mưa. Nó giúp giải được rượu và chống cảm lạnh. Bạn rót nước nóng ra tách, pha thêm chút nước nguội cho vừa uống, vắt chanh vừa uống, cắt vài lát gừng thả vào, cho thêm một tí muối nữa cho đỡ chua. Chỉ cần nhắm mắt uống một hơi hết ly, ngậm luôn lát gừng vào miệng là cảm thấy đỡ mệt và đỡ lạnh ngay.
Nước chè xanh:
Nước chè xanh nóng chỉ dành cho những lần say nhẹ. Sau cuộc nhậu lai rai, câu chuyện vẫn chưa muốn dứt thì một bình chè xanh nóng, có thả vài bông cúc là lý tưởng nhất. Vừa uống chè xanh vừa chuyện trò sẽ rất thú vị. Sau vài chén chè xanh, mọi người sẽ thấy tỉnh táo hẳn, có thể ra về bằng xe máy như lúc đến.
Lòng trắng trứng gà
Khi bị say rượu, có thể ăn 2 lòng trắng trứng gà còn tươi. Chất cồn chưa bị hấp thụ trong dạ dày khi gặp protein trong lòng trắng trứng sẽ bị kết tủa. Điều này không chỉ giảm bớt lượng rượu được hấp thu mà còn tránh hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày do rượi
*Ngoài ra, bạn cũng có thể giải rượu bằng một trong những cách sau, tùy theo trong kho thực phẩm nhà bạn lúc này đang có gì.
- Giấm 60g, đường đỏ 15g, gừng 3 lát giã nát, hoà lẫn rồi uống.
- Búp rau cải trắng rửa sạch, thái sợi, cho đường và giấm để ăn.
- Củ mã thầy rửa sạch, gọt vỏ, ăn sống hoặc giã lấy nước uống.
- Mía rửa sạch, róc vỏ, ép hoặc nghiền nát, chắt lấy cho người say uống dần, vài lần sẽ tỉnh.
- Mứt hồng ăn 2-4 quả một lần, uống nước nóng. Hoặc ăn một quả hồng tươi, hoặc giã nát lấy nước uống.
- Đậu chao (đậu phụ để chua) 30g, hành khô 5 củ, nấu canh ăn cả nước lẫn cái.
- Cà phê đặc uống nhiều lần, dùng khi người say có hiện tượng thiếp đi.
- Uống nước cơm. Cồn gặp nước cơm sẽ tạo nên hiện tượng kết tủa, từ đó có thể giảm bớt lượng cồn bị hấp thụ.
- Củ sắn dây 25-50g (hoặc hoa sắn dây 10-15g) nấu nước uống.
- Giã một ít khoai lang sống, trộn với một ít đường để ăn.
- Ngó sen tươi thái thành sợi, thành miếng, trộn với đường và giấm để ăn. Cũng có thể giã ngó sen, vắt lấy nước uống.
- Rau cần vắt lấy nước uống, không những có thể giã rượu mà còn giúp người say không bị choáng váng khi tỉnh rượu.
- Trứng muối một quả, ăn từ từ với giấm.
- Ăn các loại quả chua như vải, táo tây, cam, quýt hoặc dâu tươi. Nếu không có quả tươi, có thể lấy quả khô đun với nước, cho đường vào uống.
- Sữa bò lẫn với cồn rượu, làm vón kết chất đạm, trì hoãn sự hấp thu cồn rượu trong dạ dày, và có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Vỏ bưởi tươi xắt vài lát rửa sạch, thêm một nước lượng vừa, sắc uống.
- Củ cải trắng tươi 0,5 kg rửa sạch, gọt vỏ vắt lấy nước, uống thay trà, hay nước vắt củ cải trắng thêm đường cát trắng lượng vừa để uống. Mỗi lần 1 ly, uống liền vài lần, có tác dụng giải rượu và khử mùi rượu.
*Đặc biệt, không uống nước có gas. Một số người cho rằng loại nước này cũng có thể hoá giải rượu tốt. Đây là quan niệm rất sai lầm vì gas có thể làm cho cồn nhanh chóng lan toả khắp người và sinh ra một lượng lớn CO2, rất có hại cho dạ dày, ruột, gan, thận. Ngoài ra, chất này còn ảnh hưởng đến tim và hệ thống thần kinh trung ương, gây nên tình trạng hưng phấn quá mức hoặc hôn mê, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi say rượu, tuyệt đối không được uống nước có ga.

Đôi điều cần biết về rượu thuốc.

Đôi điều cần biết về rượu thuốc.

Rượu thuốc (dược tửu) là một chế phẩm hết sức độc đáo của y học cổ truyền. Tuy nhiên, vì hiểu biết chưa đầy đủ nên không ít người đã sử dụng rượu thuốc một cách tùy tiện, thậm chí lạm dụng khiến công dụng bồi bổ hóa thành những tai họa không đáng có.

Rượu thuốc dù là để bồi bổ hay trị bệnh đều cần có sự hướng dẫn của các lương y trước khi dùng
Rượu thuốc là gì?

Rượu thuốc là những chế phẩm lỏng được điều chế bằng phương pháp chiết xuất các dược liệu thảo mộc hoặc động vật với rượu nhằm mục đích điều trị hoặc bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Dùng rượu thuốc để chữa bệnh và bồi bổ gọi là Dược tửu liệu pháp.

Trong thành phần của rượu thuốc có khi chỉ có một vị (rượu đơn) nhưng thường thì có khá nhiều vị được phối hợp với nhau để phát huy cao nhất tác dụng của thuốc (rượu kép). Công lực của dược tửu phụ thuộc vào hai nhân tố là rượu và thuốc.

Việc lựa chọn các vị thuốc khác nhau sẽ tạo ra những loại rượu có tác dụng không giống nhau nhưng vai trò của rượu thì không thể thiếu, bởi lẽ, nói như cổ nhân "rượu đứng đầu trăm thứ thuốc", "rượu có công dụng tuyên tán dược lực, ôn thông khí huyết, sơ kinh hoạt lạc, có thể đạt tới tứ chi bách hài, ngũ tạng lục phủ".

Rượu thuốc có từ bao giờ?

Trong văn tự giáp cốt (chữ viết trên xương và mai rùa) thời cổ ở Trung Quốc có chép "ngâm thuốc vào rượu", đó là nói đến loại rượu thuốc có hương vị thơm ngon dùng vào việc cúng tế và chữa bệnh. Hai phương rượu thuốc sớm nhất được ghi trong các y thư cổ là "Kê thỉ lễ" (Nội kinh) và "Hồng lam hoa tửu" (Kim quỹ yếu lược).
Các sách thuốc kinh điển khác như Thương hàn tạp bệnh luận, Trửu hậu bị cấp phương, Thiên kim phương, Thái bình thánh huệ phương, Thánh tễ tổng lục... đều đã đề cập đến rượu thuốc trên mọi phương diện, trong đó đặc biệt là cuốn Bản thảo cương mục đã ghi lại kinh nghiệm sử dụng men rượu, rượu trắng, rượu nho, bã rượu, rượu ủ... trong hầu hết các chuyên khoa lâm sàng như nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, phụ khoa và ngũ quan khoa.

Các loại rượu thuốc

Có đến hàng nghìn phương rượu thuốc. Nếu căn cứ vào số vị thuốc trong phương, có thể chia ra làm hai loại: rượu đơn (độc vị) và rượu kép (đa vị). Nếu căn cứ vào công dụng, có thể chia ra làm hai loại lớn: rượu bổ và rượu bệnh; hoặc chia ra làm nhiều loại khác nhau như rượu khu phong, rượu kiện tỳ, rượu bổ gân cốt, rượu thanh nhiệt lợi thấp, rượu giải cảm, rượu an thần, rượu bổ huyết, rượu bổ khí, rượu bổ dương, rượu bổ âm...; Nếu căn cứ vào cách dùng có thể chia ra làm hai loại: rượu uống trong và rượu dùng ngoài...

Nguyên tắc dùng rượu thuốc

Vì rượu thuốc cũng là dược phẩm nên khi dùng phải tuân thủ nguyên tắc: đúng bệnh, đúng người và đúng liều lượng, không được tùy tiện và thái quá. Nếu để trị bệnh thì trước hết người bệnh phải được thầy thuốc chuyên khoa khám tỉ mỉ và chẩn đoán chính xác, sau đó mới chọn phương và bào chế cho phù hợp. Ví như, cùng là bệnh Dương nuy (liệt dương), nhưng với những người thuộc thể bệnh Âm hư thì loại dược tửu chọn dùng hoàn toàn khác so với thể bệnh Dương hư... Nếu để bồi bổ với mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe thì cũng phải căn cứ vào các đặc điểm của người dùng như tuổi tác, giới tính, thể chất... Nghĩa là, phải xác định được phần nào trong cơ thể bị hư yếu (âm hư, dương hư, khí hư hay huyết hư) và tạng phủ nào cần bồi bổ (tâm, can, tỳ, phế, thận...) để từ đó chọn phương, lựa dược cho thích đáng. Chỉ trên cơ sở chẩn bệnh một cách biện chứng mới có thể lựa chọn và điều chế rượu thuốc phù hợp và có chất lượng; Ngược lại, nếu chẩn bệnh sai thì khi dùng sẽ không có tác dụng, thậm chí có thể gây hại.

Rượu bổ âm: Là loại rượu dùng cho những người bị bệnh thuộc thể Âm hư hoặc có thể chất thiên về âm hư, biểu hiện bằng các chứng trạng như người gầy, miệng ráo, họng khô, hay hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, hay mộng mị, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay và bàn chân nóng, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, gò má đỏ, di tinh, ù tai, đại tiện táo, tiểu tiện lượng ít sắc vàng, lưỡi khô đỏ, ít hoặc không có rêu...

Ví dụ: Thần tiên diên thọ tửu, Thiên môn đông tửu, Tang tằm tửu (rượu tằm), Địa hoàng tửu, Địa hoàng thủ ô tửu, Tư âm dưỡng huyết tửu, Hà thủ ô tửu, Kỷ tử tửu, Ô tu tửu (rượu làm đen râu tóc), Bồ đào tửu (rượu nho)... Những người có chứng dương hư không nên dùng loại rượu này.

Rượu bổ dương: Còn gọi là rượu trợ dương, tráng dương hoặc khởi dương, là loại rượu dùng cho người bị bệnh thuộc thể Dương hư hoặc có thể chất thiên về dương hư, biểu hiện bằng các chứng trạng như hay sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng bệch, mệt mỏi như mất sức, dễ đổ mồ hôi, hay có cảm giác khó thở, ngại nói, miệng nhạt, không khát, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nát, hay bị cảm lạnh, di tinh, liệt dương, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng...

Ví dụ: Minh mạng tửu, Lộc nhung tửu (rượu nhung hươu), Hải cẩu thận tửu, Ba kích tửu, Dâm dương hoắc tửu, Dương cao tửu (rượu thịt dê), Dương thận tửu (rượu cật dê), Trợ dương tửu, Hổ cốt tửu, Cáp giới tửu (rượu tắc kè), Hải mã tửu (rượu cá ngựa)... Những người có chứng âm hư không nên dùng các loại rượu này.

Rượu bổ huyết: Là loại rượu dùng cho những người bị bệnh thuộc thể Huyết hư hoặc có thể chất thiên về huyết hư, biểu hiện bằng các chứng trạng như sắc mặt nhợt nhạt, hay hoa mắt chóng mặt, tim hồi hộp, mất ngủ, tay chân tê bì, phụ nữ kinh nguyệt không đều, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng... Ví dụ: Tang thầm tửu (rượu dâu), Từ quốc công tiên tửu (rượu long nhãn), Đương quy tửu, Hà thủ ô tửu, Kê huyết đằng tửu, Diên linh tửu, Trú nhan tửu, Nguyên thầm tửu, Từ quốc công tiên tửu...

Rượu bổ khí: Là loại rượu dùng cho những người bị bệnh thuộc thể Khí hư hoặc có thể chất thiên về khí hư, biểu hiện bằng các chứng trạng như tinh thần mỏi mệt, khó thở, ngại nói, sắc mặt trắng nhợt, đầu choáng mắt hoa, hay hồi hộp trống ngực, dễ đổ mồ hôi, ăn kém chậm tiêu, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng...Ví dụ: Nhân sâm tửu, Đẳng sâm tửu, Tây dương sâm tửu, Sâm truật tửu, Hoàng kỳ tửu, Bạch truật tửu, Nhân sâm cố bản tửu, Hoàng tinh tửu...

Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh trạng thường đan xen với nhau nên người ta hay phối hợp các loại rượu để tạo nên công dụng song bổ. Ví như, các loại rượu Ích thọ tửu, Cố bản địa hoàng tửu, Khước lão tửu, Trường xuân tửu, Bổ khí dưỡng huyết tửu, Dưỡng vinh tửu, Sâm quy tửu, Nhân sâm câu kỷ tửu, Diên thọ tửu, Bát trân tửu, Thập toàn đại bổ tửu, Phù nhược tiên phượng tửu... thường là sự kết hợp giữa thuốc bổ âm và bổ dương, hoặc bổ khí và bổ huyết.

Cách nấu rượu của người Kim Sơn

Cách nấu rượu của người Kim Sơn

Ở Kim Sơn, nếu rượu được nấu từ gạo lứt nếp chiêm gọi là rượu chiêm và rượu được nấu từ gạo lứt nếp vụ mùa thì gọi là rượu mùa. Khi nấu rượu thì gạo nếp không cần xay trắng, chỉ cần xay lứt, có nghĩa là lớp cám bọc bên ngoài hột gạo còn y nguyên. Ngâm gạo vài tiếng trước khi nấu thành cơm rượu. Cơm rượu nấu xong thì dàn ra một cái nia lớn cho nguội khoảng 1 giờ.






Men được giã nhỏ và rắc đều lên trên mặt cơm rượu. Sau đó xếp lần lượt từng lớp vào một thúng có bọc lót lá khoai nước sao cho mặt trên lớp này (có men vừa rắc) úp vào mặt dưới lớp kia. Đậy kín thúng bằng lá chuối khô và không được mở ra để xem, vì rượu sẽ không lên men đều được. Men rượu được làm bởi những gia đình có kinh nghiệm lâu đời tại địa phương nên rất thơm và khô. Để có men quý người ta cho vào đó một số dược liệu có tác dụng thông khí huyết, diệt khuẩn.




Sau khoảng 1 tuần ủ, cơm rượu được nên men và có vị chua ngọt, được gọi là cơm mọng. Khi dưới đáy thúng xuất hiện nước mọng, người ta cho cơm mọng từ thúng vào chum đựng và thêm nước vào rồi bịt kín miệng chum ủ tiếp.



Tuỳ kinh nghiệm mà người đặt rượu sẽ để mấy ngày thì có thể đem ra nấu rượu. Nếu đem ra sớm quá thì sẽ được ít rượu, hèm còn ngọt, mà nếu để chậm quá thì cũng hỏng.

Dụng cụ để nấu rượu gồm một nồi lớn, không cần vung. Bên trên nồi này là một thùng tròn đóng bằng gỗ như cái trống, có đặt máng và ống dẫn rượu ra ngoài, trên cùng thường là một chậu lớn đặt nghiêng. Trong chậu này đựng nước thường xuyên được thay để giữ lạnh. Hơi rượu bốc lên từ nồi dưới, gặp lạnh ở đáy chậu đựng nước lạnh phía trên, sẽ hóa lỏng mà theo máng chảy ra ngoài rồi được hứng vào chai.




Lúc bỏ cơm rượu vào để nấu, người ta pha thêm nước theo liều lượng, dùng đất sét trám thật kỹ giữa hai nồi, cùng chung quanh ống dẫn rượu để hơi rượu không bị bay thoát.

Người canh lửa nồi rượu phải rất cẩn thận, nếu lửa nhỏ quá cũng không được, mà lửa cao quá sẽ làm khê cơm, hơi rượu sẽ bị khét. Có thể dùng nồi dưới làm bằng đất nung, rượu ít bị khê hơn nồi gang hay nhôm. Để có được rượu ngon người nấu phải có kinh nghiệm lâu năm, nhất là việc bảo quản ủ rượu trong các điều kiện thời tiết và môi trường khác nhau. Đặc điểm nguồn nước ủ rượu và nấu rượu cũng là nhân tố quan trọng quyết định độ ngon của rượu. Một nồi rượu tùy thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ có thể cho từ 5 - 11 lít rượu.

Những chai đầu bao giờ độ rượu cũng rất nặng, kể từ chai thứ ba thì gọi là rượu tăm, còn mấy chai sau gọi là rượu bào. Tuỳ theo người nếm mà quyết định lấy bao nhiêu chai để rồi pha trộn vào nhau mới thành rượu ngon được. Đây cũng là bí quyết của từng nhà mà tiếng chuyên môn gọi là đấu rượu.

Khi hơi rượu đã bay lên hết, dưới nồi là bã rượu thật chua. Bã rượu nấu ra thường được nấu cám cho lợn ăn liền hoặc đổ xuống ao để nuôi cá.

Rượu Kim Sơn|Top 10 đặc sản rượu nổi tiếng nhất Việt Nam

Rượu Kim Sơn là một loại rượu có thương hiệu, hiện được đề cử kỷ lục "Top 10 đặc sản rượu nổi tiếng nhất Việt Nam". Rượu được sản xuất từ các làng nghề truyền thống thuộc huyện miền biển Kim Sơn, Ninh Bình.

Rượu Kim Sơn là rượu được chưng cất từ gạo nếp, men thuốc bắc, nguồn nước giếng khơi tự nhiên, sản xuất theo bí quyết của người dân các làng nghề tại Kim Sơn. Rượu thường có nồng độ cao, trong suốt, bọt tăm rượu càng to thì độ rượu càng cao. Trước đây, rượu được đựng trong các vò đất và nút lá chuối khô, rượu Kim Sơn khi uống vào cảm thấy rất thơm và êm dịu. Một đặc trưng của rượu là càng để lâu càng ngon. Đặc biệt rượu Kim Sơn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe khi được ngâm với rắn, tắc kè, sao biển, bìm bịp .v.v. Cùng với những người Kim Sơn di cư, rượu Kim Sơn đã đi đến nhiều vùng của Việt Nam.

Khề khà chén rượu Kim Sơn



Một chút chuyếnh choáng, bạn chưa kịp say đã tỉnh, cái say ngọt lịm không hề khiến người thưởng thức có cảm giác khó chịu hay đau đầu. Đó chính là nét riêng của thức rượu quý này
Về Ninh Bình rồi không muốn đi nữa. Thành phố yên lành như một bản tình ca trong núi. Giữa lòng thành phố, núi Kỳ Lân nổi lên như giữ lại cho cố đô vẻ nguyên sơ, huyền hoặc của xa xưa.
Tuy không là thành phố du lịch bậc nhất, nhưng Ninh Bình có một sức níu kéo đặc biệt, không chỉ bởi chùa Bái Đính kỳ vĩ, nhà thờ đá Phát Diệm với kiến trúc độc đáo… mà còn bởi những nét ẩm thực riêng có với cơm cháy, thịt dê và rượu Kim Sơn.

Nguồn ảnh: Enbac
Như lẽ dĩ nhiên của nền kinh tế thị trường, khi rượu Kim Sơn đã trở thành một thương hiệu vang danh thì bạn có thể dễ bị nhầm lẫn bởi có quá nhiều biển hiệu giao bán rượu chính hãng trên đất Ninh Bình.
Song cũng không vì thế mà bạn lo lắng về việc không mua được đúng rượu do người vùng biển Kim Sơn nấu. Bởi lẽ, với rượu "chuẩn" chỉ cần nút chai được mở ra thì hương thơm của vạn bông lúa vàng như lôi kéo, cuốn hút bạn thưởng thức.
Không chỉ có những tay sành rượu mà cả những người chưa từng biết đến men say cũng không thể khước từ. Một chút chuyếnh choáng, bạn chưa kịp say đã tỉnh, cái say ngọt lịm không hề khiến người thưởng thức có cảm giác khó chịu hay đau đầu.

Đó chính là cái nét riêng của thức rượu quý này. Bạn cũng chớ hiếu kỳ hay tham lam mà hỏi thăm bí quyết, công thức nấu rượu. Bí quyết chỉ đơn giản là sự bén duyên của thiên nhiên, là cái thiên phú cho mảnh đất biển nhiều gian nan này.
Tôi được chứng kiến mấy tay bạn sành rượu sau khi nhấp một ngụm nhỏ đã đê mê theo hơi men của lúa nếp.
Người bán rượu đã dặn chúng tôi hãy thận trọng ngồi xuống ghế kẻo say men mà ngã xuống đất có thể nguy hiểm, tất nhiên, cơn say chỉ trong 5 phút và tỉnh ngay.

Nguồn ảnh: Timsanpham.com
Đã vất vả đi cả trăm km từ Hà Nội về Ninh Bình, chúng tôi cũng không bỏ qua cơ hội thưởng thức thịt dê, cơm cháy với rượu ngon. Không biết trong ba thứ ấy, rượu hay thịt hay cơm có trước hay cả ba thức cùng ra đời nhưng chúng quả thật hợp vị.
Thịt dai và mềm, cơm thơm lựng, rượu nồng nàn lan tỏa trong nhau, quyện chặt lấy nhau, nâng đỡ nhau, có thứ này không thể thiếu thứ kia.
Ở Hà Nội bạn cũng có thể thưởng thức dê núi Ninh Bình với rượu Kim Sơn nhưng phải ăn đúng nơi sản sinh những món ăn ấy mới thấy hết cái thú của nghệ thuật ẩm thực.
Rượu tự tay người bán cất, dê tự chăn thả, cơm nấu từ gạo nhà cấy, hoàn toàn tin cậy. Người bán có thể trao đổi cả ngày cùng bạn bí quyết nuôi dê, bí quyết ủ rượu… Chỉ đơn giản thế thôi mà về Hà Nội vẫn nhớ mãi, nếu có ai rủ về Ninh Bình chắc sẽ không từ chối, dù bận cũng cố thu xếp.

Đặc Sản Ninh Bình - Dê Núi Cơm Cháy Và Rượu Kim Sơn


Dê núi Ninh Bình là đặc sản ẩm thực nổi tiếng thường xuất hiện tại những trung tâm ẩm thực lớn của đất nước như Hà Nội, Sài Gòn, Vũng Tàu, Hạ Long, Ninh Bình, Quy Nhơn... Dê núi Ninh Bình là loài sơn dương đá vôi chính hiệu mà người dân Ninh Bình đã biết biến lợi thế tự nhiên thành các món đặc sản thế mạnh của vùng. Dê núi Ninh Bình ăn tại "bản địa" không quá dai cũng không quá mềm, do chúng chỉ ở tầm từ 15 - 25 ký, tầm thịt ngon nhất của "đời dê". Ở dưới tầm này thịt sẽ quá mềm, và ở mức trên 30 ký, đa số dê núi sẽ được xuất đi khỏi tỉnh.

Có lẽ vậy, món tái dê ăn tại Ninh Bình mới thật là tái tê! Chúng vừa mềm vừa giòn, vị ngọt mềm của thịt và vị giòn của da, ăn với tương bần, quả sung muối, kèm thêm những đinh lăng, lá mơ, lá sung, ngò gai, húng, quế... Ưu thế tương tự cũng được dành cho món hấp. Cháo dê và dê quay là những đặc sản ít thấy ở các vùng khác. Ở những quán dê, người ta còn quay dê nguyên con, vừa bán tại chỗ vừa phục vụ cho các buổi tiệc tùng, liên hoan, cưới hỏi.

Các món ăn thông dụng từ thịt dê gồm: Tái dê, Tiết canh dê, dê nướng, lườn dê xào lăn, dê tái chanh, dê hấp sả, dê xào sa tế, dê xào thập cẩm, ngọc dương xào xả ớt, dê bóp thấu, dê hấp cách thuỷ, dê hầm rượu vang, dê nướng xá xíu Trung Hoa, sườn dê tẩm mật ong quạt than hồng, lẩu dê ngàn dặm, cháo Ngọc dương, dê xào rượu XO, óc dê chiên bột, lẩu dê khô, dê cuộn phô-mai, ngọc dương hầm thuốc bắc, thịt dê hầm phụ tử, sườn dê nướng ngũ vị, canh hạ nguyên, cà ri dê, chả dê ba lớp, dê nướng ngũ vị hương, vú dê nướng, dê nướng mọi, né mọi, dê con quay, rượu huyết dê, chân móng dê hầm thuốc...

Rượu Kim Sơn
Rượu Kim Sơn là một loại rượu nổi tiếng với hương vị đặc trưng và "sức mạnh" có thể làm gục ngã bất cứ "tay chơi" sành sỏi nào. Chỉ cần mở nút chai, bạn có thể cảm nhận ngay hương vị của đồng quê, của những bông lúa chín vàng lan toả và gió đồng ngào ngạt. Rượu Kim Sơn không làm người uống choáng váng vì hơi men mà chỉ mang lại cảm giác lâng lâng, ngây ngất, bay bổng. Thứ rượu ấy mang tên gọi một vùng đất phì nhiêu quay đê lấn biển thuộc khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng. Rượu Kim Sơn thường có nồng độ cao, trong suốt, bọt tăm rượu càng to thì độ rượu càng cao. Khi uống vào cảm thấy rất thơm và êm dịu. Một đặc trưng của rượu là càng để lâu càng ngon. Đặc biệt rượu Kim Sơn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe khi được ngâm với rắn, tắc kè, sao biển, bìm bịp .v.v. Cùng với những người con trai đất Kim Sơn di cư, rượu Kim Sơn đã lan toả đi đến nhiều vùng của Việt Nam. Ngày nay rượu Kim Sơn đã được đóng chai và bán trên thị trường và là 1 trong 7 thương hiệu rượu lớn nhất Việt Nam.

Nếu rượu được nấu từ nếp chiêm gọi là rượu chiêm và rượu được nấu từ gạo nếp vụ mùa thì gọi là rượu mùa. Men rượu được làm từ những gia đình có kinh nghiệm lâu đời tại địa phương nên rất thơm và khô. Để có men quý người ta cho vào đó một số dược liệu có tác dụng thông khí huyết, diệt khuẩn. Để có được rượu ngon người nấu phải có kinh nghiệm lâu năm, nhất là việc bảo quản ủ rượu trong các điều kiện thời tiết và môi trường khác nhau. Đặc điểm nguồn nước ủ rượu và nấu rượu cũng là nhân tố quan trọng quyết định độ ngon của rượu. Thích hợp nhất không phải là nước mưa trong suốt mà là nước phù sa chứa nhiều muối khoáng. Một nồi rượu tùy thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ có thể cho từ 5 - 11 lít rượu.

Cơm cháy Ninh Bình
Cơm cháy Ninh Bình là một trong những món ăn đặc sản ẩm thực nổi tiếng của Ninh Bình. Địa bàn phát triển loại hình ẩm thực này chủ yếu là ở ven đường quốc lộ 1, thành phố Ninh Bình và các khu du lịch. Cơm cháy muốn có chất lượng, đúng tiêu chuẩn phải quan tâm đầu tiên đến việc chọn gạo, thường là gạo tẻ thơm dẻo, pha thêm tỷ lệ thích hợp với gạo nếp hương hoặc tám thơm. Để tạo xém, người ta thường dùng nồi gang dày. Khi cơm chín thì lấy ra, chỉ để lại phần dính đáy nồi và tiếp tục cấp nhiệt. Thời gian tạo xém khoảng vài chục phút là vừa. Trong khi nấu, cần xoay tròn nồi cho nóng đều, lớp cơm cháy mỏng, trắng đều sẽ được hình thành và tự bong ra khỏi thành nồi. Người ta lấy ra phơi hoặc sấy khô rồi đem bọc kín trong túi nylon dùng dần. Khi khách có nhu cầu, nhà hàng mới cho những miếng xém vào chảo dầu sôi chưng lên. Miếng cháy nóng hổi sẽ được vớt ra cho khách dùng cùng với món súp thường bằng tim, gan, cật lợn cũng nóng hổi.

Một trong những nguyên nhân quan trọng kích thích món cơm cháy Ninh Bình cũng như rượu Kim Sơn phát triển phải nói đến sức cung dồi dào của vựa lúa khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, nơi có đất đai màu mỡ phì nhiêu hàng năm cho một sản lượng lớn các loại lúa gạo ngon như: gạo tám Hải Hậu, dự, nếp hương… Từ khi Ninh Bình phát triển mạnh các khu du lịch, món đặc sản thịt dê núi cũng góp phần trợ giúp cơm cháy Ninh Bình phát triển vì nước sốt chan cơm cũng sử dụng thịt dê, hơn nữa thịt dê ít béo nên có thể ăn với cơm cháy mà không bị ngán. Hầu như các nhà hàng ăn ở đây đều cung cấp thịt dê núi đi kèm với cơm cháy.
Ngày nay, ở Ninh Bình có nhiều nơi kinh doanh món cơm cháy, nhưng món cơm cháy gia truyền của ông Hoàng Thăng thường được dân gian coi là nổi tiếng nhất. Nó không chỉ mang theo dự vị ngọt ngào, thiết tha của những người yêu nhau trong sự đợi chờ mà còn lưu giữ và gửi gắm vào đó một thông điệp ngọt ngào: "hãy vươn lên trong cuộc sống, luôn mở rộng vòng tay, niềm vui sẽ đến". Nét độc đáo nữa của cơm cháy Ninh Bình là từ nguyên liệu sở tại tốt nhất. Khác với các vùng khác từ cách chiên cho đến nước sốt đi kèm. Cơm cháy ngon có màu vàng nhạt, đều hạt, giòn mà vẫn dẻo, vị thơm cốm mới mà vẫn nặng nghĩa tình phù sa đất mẹ Ninh Bình.
Tổng hợp internet